(HBĐT)-Thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thường tăng cao, nhất là nhóm hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghiệp. Để góp phần bình ổn thị trường, bảo đảm tiêu dùng của người dân, ngành Công Thương đã chủ động phối hợp các ngành liên quan, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động cung ứng, phân phối, kiểm soát và điều tiết giá cả hàng hóa thiết yếu.


Lực lượng chức năng kiểm tra, truy xuất nguồn gốc mặt hàng đăng ký bình ổn giá tại điểm bán hàng bình ổn giá trên địa bàn TP Hoà Bình. 

Tất bật công việc những ngày cuối năm,  để chuẩn bị cho gia đình đón một cái Tết đầy đủ, sung túc, chị Nguyễn Thị Hà, tổ 6, phường Hữu Nghị, TP Hoà Bình tranh thủ giờ nghỉ trưa để mua sắm trước một số mặt hàng thiết yếu dùng trong những ngày Tết như bánh kẹo, mứt Tết, nước ngọt… Chị Hà lựa chọn đến siêu thị Vì Hoà Bình - một trong những điểm bán hàng bình ổn giá trên địa bàn thành phố để chọn mua các mặt hàng cần thiết. Chia Hà chia sẻ: Mấy ngày Tết, trong nhà không thể thiếu bánh kẹo, mứt Tết để thắp hương tổ tiên, đãi khách và làm quà biếu nội, ngoại. Vì vậy,  tôi luôn lựa chọn loại thực phẩm đảm bảo chất lượng, có tem mác, hạn sử dụng rõ ràng. Khi đến các siêu thị, trung tâm thương mại mua hàng tôi thấy yên tâm hơn. 

Anh Lường Văn Thuyết, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc làm việc tại một khu công nghiệp thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ngay khi được công ty cho nghỉ về quê ăn Tết, anh lựa chọn các siêu thị lớn tại TP Hoà Bình để mua mứt, kẹo và một số mặt hàng thiết yếu làm quà cho gia đình. Anh Thiết cho biết: Hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại ở TP Hoà Bình phong phú, đa dạng không kém các thành phố lớn. Các mặt hàng đều có bao bì, nhãn mác, công khai giá với mức giá ổn định so với ngày thường nên chúng tôi rất yên tâm khi mua sắm. 

Dịp cuối năm và trước Tết Nguyên đán được cho là thời điểm kinh doanh sôi động nhất trong năm. Vì vậy, tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ ở TP Hoà Bình và các huyện trong tỉnh, những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 được nhập về với số lượng lớn. Các doanh nghiệp phân phối hàng tiêu dùng chủ động nguồn cung để cung cấp hàng hóa đảm bảo chất lượng cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ. Đây là yếu tố quan trọng trong chuỗi cung cầu của thị trường, bình ổn hàng hóa, không để xảy ra khan hiếm hàng, đầu cơ tăng giá vào dịp Tết. Toàn tỉnh có 5 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá, với tổng số tiền bình ổn 52,7 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước. Chị Trần Thị Mai, quản lý tại siêu thị Tuấn Khánh, huyện Lạc Sơn cho biết: Năm nay, doanh nghiệp Tuấn Khánh tiếp tục tham gia chương trình bình ổn giá. Doanh nghiệp đã chi hơn 3 tỷ đồng thực hiện bình ổn giá 9 nhóm mặt hàng thiết yếu. Ngay khi thực hiện kế hoạch bình ổn, chúng tôi đã liên kết với những đơn vị phân phối hàng đảm bảo chất lượng, đảm bảo hàng rõ xuất xứ, nguồn gốc, an toàn thực phẩm. 

Theo báo cáo của ngành Công Thương, vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, sức mua thường tăng cao hơn so với bình thường từ 20 - 30%. Thị trường hàng hóa sôi động cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ… có thể trà trộn, đánh lừa người tiêu dùng. Vì vậy, việc nắm bắt nhu cầu thị trường, chuẩn bị hàng hóa bảo đảm đáp ứng nhu cầu người dân về số lượng, chất lượng là giải pháp quan trọng giúp ổn định thị trường hàng hóa. Do đó, để góp phần ổn định thị trường, cùng với việc triển khai hiệu quả chương trình bình ổn, ngành Công Thương, các lực lượng chức năng đã triển khai kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về giá, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận trong thương mại. Đồng chí Dương Quốc Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Qua công tác kiểm tra tại 5 đơn vị đăng ký thực hiện bình ổn giá cho thấy các đơn vị thực hiện đúng cam kết như treo biển hiệu, niêm yết giá các mặt hàng đăng ký bình ổn. Thời gian này, để đảm bảo bình ổn thị trường và cung ứng hàng hoá, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng, ngành phối hợp các đơn vị chức năng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc kinh doanh, bán hàng của các doanh nghiệp trên địa bàn.  

Cùng với những nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, để ổn định thị trường hàng hóa rất cần sự chung tay, góp sức của chính người tiêu dùng. Ngành chức năng khuyến cáo người dân không nên tích trữ quá nhiều hàng hóa; kiểm tra kỹ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm khi mua và nói không với hàng lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng.  


P.V

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục