(HBĐT) - Tranh thủ thời tiết thuận lợi, những ngày này, bà con huyện vùng cao Đà Bắc tập trung làm đất, khẩn trương gieo trồng vụ chiêm xuân đảm bảo khung thời vụ tốt nhất.


Nông dân xã Tú Lý (Đà Bắc) làm đất gieo trồng vụ chiêm xuân kịp khung thời vụ.

Tú Lý là một trong những xã có diện tích đất ruộng tập trung lớn nhất trên địa bàn huyện. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, bà con các xóm tất bật cày bừa để kịp cấy vụ chiêm xuân. Đến xóm Tình, thời điểm này bà con đã làm đất được khoảng 90% diện tích. Những diện tích đất ruộng sản xuất vụ đông đang được thu hoạch để làm đất cấy vụ chiêm xuân. Nhiều hộ tập trung bón lót phân chuồng, rắc vôi, phát dọn, gia cố lại bờ ruộng. Ông Xa Kỳ Đông, Trưởng xóm Tình cho biết: Xóm có diện tích đất ruộng trên 22 ha. Trước và trong Tết, thời tiết rét đậm nên bà con phủ nilon chống rét cho mạ. Sau Tết, xóm triển khai nạo vét, khơi thông kênh mương, cày bừa để chuẩn bị cấy vụ xuân. "Mấy hôm nay thời tiết đã ấm hơn, ban quản lý xóm chỉ đạo bà con ban đêm phủ nilon cho mạ, ban ngày mở ra cho mạ phát triển. Nhìn chung, nguồn nước tưới đảm bảo, thời tiết đã ấm hơn nên nông dân sẽ tập trung làm đất để hoàn thành gieo cấy trong khung thời vụ”- ông Đông chia sẻ.

Đồng chí Nguyễn Văn Điện, Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lý cho biết: Thời gian qua, bà con đã thực hiện tốt công tác phòng, chống rét cho mạ, tất cả diện tích mạ đều được che phủ bằng nilon. Toàn xã đang vào cao điểm cày ải, làm đất gieo cấy vụ chiêm xuân. Những diện tích đất ruộng không đảm bảo về nguồn nước, xã đã tuyên truyền đến người dân chuyển đổi sang trồng màu. Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi được chú trọng, xã không xảy ra dịch bệnh hoặc vật nuôi bị thiệt hại do rét đậm, rét hại.

Theo báo cáo của UBND huyện Đà Bắc, đến nay, huyện đã cấy được trên 40% diện tích; các xã Mường Chiềng, Giáp Đắt, Đồng Chum đã cơ bản cấy xong. Những xã còn lại bà con tích cực làm đất để chuẩn bị cấy. Vụ chiêm xuân năm nay, kế hoạch gieo trồng toàn huyện 7.769 ha, trong đó diện tích lúa nước 988 ha. Đồng chí Bùi Khắc Vinh, Trưởng phòng NN& PTNT huyện Đà Bắc cho biết: Thời gian qua, cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc người dân tiến hành làm đất, chuẩn bị giống, vật tư, phân bón, đặc biệt là việc ngâm, ủ, gieo và phòng chống rét cho mạ. Mạ xuân phải được che phủ nilon để chống rét và hạn chế rầy lưng trắng truyền virus gây bệnh lùn sọc đen. Chỉ đạo, hướng dẫn bà con không gieo mạ và cấy khi nhiệt độ xuống dưới 150C. Đồng thời, tưới đủ nước, bón bổ sung phân chuồng hoai mục, phân lân, tro bếp để giữ ấm cho mạ.

Đồng chí Trưởng phòng NN& PTNT huyện cho biết thêm: Để đảm bảo nguồn nước tưới, các xã, thị trấn đã khắc phục tạm thời công trình thủy lợi bị hư hỏng do thiên tai năm 2022; tổ chức nạo vét kênh mương, lắp đặt phương tiện lấy nước để chủ động vận hành, đảm bảo đủ điều kiện dẫn nước thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng. Theo đó, huyện đã đề ra các giải pháp để khắc phục, như điều tiết nước hợp lý, tưới nước tiết kiệm đảm bảo cung cấp đủ nước cho cả vụ; chuyển những diện tích cấy lúa nước sang trồng màu và trồng những cây có khả năng chịu hạn cao.

Viết Đào


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục