(HBĐT) - Huyện Kim Bôi tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) 2 dự án trọng điểm của tỉnh, gồm: Dự án đường liên kết vùng (ĐLKV) và dự án quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ, được kỳ vọng mở ra cơ hội rất lớn khai thác tiềm năng, lợi thế cho tỉnh.


 Nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Dự án đường liên kết vùng trên địa phận huyện Kim Bôi. 

Dự án ĐLKV Hoà Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hoà Bình - Mộc Châu) đoạn qua huyện Kim Bôi dài 16,3 km, đi qua 6 xã: Đú Sáng, Bình Sơn, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Hợp Tiến, Vĩnh Đồng và thị trấn Bo. Tổng diện tích bị ảnh hưởng khoảng 83 ha. Nhận thức đây là dự án trọng điểm của tỉnh, tạo sức lan tỏa thúc đẩy kinh tế của huyện và khu vực, chính quyền huyện Kim Bôi đã phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC), phục vụ cho thi công dự án theo kế hoạch.

Đồng chí Bùi Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Đồng cho biết: Dự án ĐLKV qua địa bàn xã khoảng 3,3 km, diện tích đất thu hồi khoảng 16 ha, gần 100 ngôi mộ cần di dời. Cấp ủy, chính quyền đã vào cuộc tuyên truyền, vận động Nhân dân ủng hộ chủ trương triển khai dự án ĐLKV. Đến thời điểm này, cơ bản người dân đồng tình, ủng hộ, 18 hộ dân các xóm Rảnh, Gò Đầm, Chanh đồng thuận ứng mặt bằng cho nhà thầu thi công cầu cạn… 

Tính đến đầu tháng 4, UBND huyện Kim Bôi đã ban hành các quyết định phê duyệt phương án bồi thường phần mộ tại xã Vĩnh Tiến và xã Đông Bắc với giá trị khoảng 1,9 tỷ đồng. Về công tác TĐC, UBND huyện đã ban hành các thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án tại các xã: Đú Sáng, Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến. Kiểm đếm 786/848 hộ gia đình, cá nhân; đối với nhà ở và công trình trên đất, đã kiểm đếm 192/198 hộ gia đình, cá nhân; kiểm đếm xong 163/163 mộ. UBND huyện đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng tại các xã: Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Đú Sáng, với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng; đã chi trả cho 144 mộ, còn lại 19 mộ chưa chi trả tiền bồi thường (các hộ chưa nhận tiền do chưa đến năm bốc mộ, giá tiền bồi thường thấp). Đối với các công trình trên đất và dưới đất: đường truyền tải điện năng, trạm viễn thông, đường cáp quang…, UBND huyện đang thuê tư vấn khảo sát thực hiện di dời đường điện. Dự kiến đến ngày 15/4/2023 sẽ kiểm đếm xong tất cả các loại đất, bao gồm cả các khu TĐC.

Dự án quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại xã Kim Bôi và xã Cuối Hạ là dự án có quy mô lớn về diện tích, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng sử dụng đất, nhất là các hộ gia đình, cá nhân. Đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo kiểm đếm sơ bộ về đất và tài sản trên đất đối với phần diện tích đất nông nghiệp của 450/500 hộ tại xóm Cóc Lẫm, xã Kim Bôi; 350/420 hộ tại xóm Má Mư và Khoang, xã Cuối Hạ; có khoảng 490 mộ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của dự án phải di dời (xã Kim Bôi 259 mộ, xã Cuối Hạ 231 mộ). Đối với công tác xây dựng các khu TĐC, UBND huyện đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 khu TĐC tại xã Kim Bôi; Ban Quản lý dự án xây dựng huyện đang trình Sở Xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án khu TĐC tại xã Kim Bôi; giao UBND xã Cuối Hạ lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu dân cư nông thôn mới với diện tích khoảng 57 ha. UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan phối hợp UBND xã Kim Bôi, xã Cuối Hạ lựa chọn vị trí và thực hiện các thủ tục để xây dựng nghĩa trang phục vụ việc di chuyển mồ mả, cụ thể, địa điểm tại xóm Cóc Lẫm, xã Kim Bôi để di chuyển mồ mả bị ảnh hưởng của xã Kim Bôi; địa điểm tại xóm Cóc Lẫm, xã Kim Bôi và xóm Thông, xã Cuối Hạ để di chuyển mồ mả tại xã Cuối Hạ. 

Theo đồng chí Bùi Văn Điệp, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi, công tác GPMB, TĐC các dự án trọng điểm còn khó khăn như: Việc xác định nguồn gốc sử dụng đất, xác định loại đất mất nhiều thời gian do các hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc đã được cấp giấy chứng nhận nay đo đạc lại chưa được cấp đổi giấy chứng nhận, hoặc có những trường hợp đã thực hiện dồn điền, đổi thửa đến nay vị trí, diện tích các thửa đất đã thay đổi. Một số người dân còn ý kiến về đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất do Nhà nước quy định thấp. Các hộ có đất nằm trong phạm vi ảnh hưởng của dự án chung tâm lý ngại di chuyển đến nơi ở mới do đã quen nơi ở cũ, nghi ngại điều kiện sinh hoạt không tốt như nơi ở cũ. Việc di dời mồ mả liên quan đến vấn đề tâm linh nên ngại di chuyển…

Trên cơ sở đó, UBND huyện đề nghị: UBND tỉnh cùng các sở, ngành quan tâm, bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện; sớm xác định giá đất cụ thể để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; phối hợp với chính quyền địa phương thông báo rộng rãi cho Nhân dân biết mục đích của việc cắm mốc chỉ giới quy hoạch hành lang an toàn giao thông... 


Lê Chung

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục