(HBĐT) - Xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) có trên 300 hộ, trong đó, gần 100 hộ nuôi ong. Tận dụng lợi thế nhiều đồi núi, rừng cây tự nhiên phong phú, có nhiều loại hoa, nhất là các loại hoa rừng nên từ lâu, nông dân xóm Yên Tân đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật.


Hộ ông Bùi Văn Bẻm, xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) duy trì nghề nuôi ong, cho thu nhập bình quân 80 triệu đồng/năm.

Hộ ông Bùi Văn Bẻm là một trong những hộ có thâm niên nuôi ong lâu nhất xóm, mỗi năm thu nhập khoảng 80 triệu đồng từ nuôi ong. Ông Bẻm chia sẻ: "Trước đây, gia đình tôi thường vào rừng bắt các tổ ong mật về nuôi. Có những thời điểm nuôi gần 100 đàn, bình quân 1 đàn ong cho thu 6 - 7 lít mật/năm. So với các loại vật nuôi khác, nuôi ong lấy mật cho hiệu quả kinh tế khá cao nên gia đình duy trì nghề nuôi ong đến nay”.

Năm 2012, khi Dự án Giảm nghèo triển khai các chương trình hỗ trợ sinh kế, được hỗ trợ của dự án, hộ nuôi ong ở Yên Tân tham gia các lớp tập huấn KHKT; thành lập nhóm đồng sở thích với 12 thành viên, chủ yếu là hộ nghèo. Với kinh nghiệm nuôi ong lâu năm, cùng sự quan tâm đầu tư của dự án, năm 2014, hợp tác xã (HTX) nuôi ong Yên Tân ra đời.

Ông Quách Tất Vở, Giám đốc HTX nuôi ong Yên Tân cho biết: "Thành lập HTX, chúng tôi được dự án tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ giống, vốn. Việc nuôi ong cũng dễ, chỉ bỏ công sức lao động chăm sóc, ong tự đi lấy mật từ hoa trong rừng để sống và tạo mật. Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho sản phẩm hiện còn hạn chế, vì mật ong sản xuất theo mùa vụ”.

Thời gian đầu HTX có 300 đàn ong. Để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, HTX không ngừng nâng cao kỹ thuật, đầu tư máy móc áp dụng vào quá trình chăm sóc, thu mật. Đến nay, HTX có 26 thành viên, trên 800 đàn ong. Trung bình mỗi năm, các thành viên HTX thu về lợi nhuận từ 60 - 80 triệu đồng. So với các mô hình kinh tế khác trên địa bàn, nghề nuôi ông lấy mật dễ làm, ít rủi ro, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Với quy trình sản xuất đảm bảo, mật ong được lọc bằng máy lọc chuyên dụng, tách nước đúng tỷ lệ bằng máy tách thủy phân, vì vậy, sản phẩm mật ong của HTX đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ được độ sánh vàng, không bị chuyển màu nếu để thời gian dài, tạo nên thương hiệu uy tín, chất lượng và tin cậy, được khách hàng gần xa biết đến. Trong thời gian tới, HTX tiếp tục phát triển hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật, từng bước khẳng định chất lượng và xây dựng thượng hiệu mật ong Yên Tân trên thị trường.

Ông Quách Tất Vở, Giám đốc HTX nuôi ong Yên Tân cho biết thêm: "Mật ong Yên Tân đã, đang tạo dựng được thương hiệu, năm 2021 được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hiệu quả từ nuôi ong đã góp phần giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo của xóm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt trên 39 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,78%. Hiện nay, HTX không chỉ đơn thuần nuôi ong lấy mật mà còn đa dạng hóa sản phẩm từ ong như: cung cấp ong giống, mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hóa trang thiết bị, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu mật ongYên Tân, quảng bá sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Những giọt mật ong của HTX nuôi ong Yên Tân mang hương vị của thiên nhiên, hòa quyện sánh mịn, vàng óng, tạo nên sản phẩm mật ong rừng tự nhiên không lẫn vào đâu được”.

Nghề nuôi ong đã mang lại đổi thay cho người dân nơi đây. Với hướng phát triển nghề nuôi ong mật thành hàng hóa, HTX nuôi ong Yên Tân đã, đang tạo dựng thương hiệu, góp phần cải thiện sinh kế, tạo nguồn thu nhập cho các hộ dân.

Xuân Thiên

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)


Các tin khác


Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục