(HBĐT) - Theo đánh giá của ngành chức năng, những tháng đầu năm, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp giữ vững và đạt mức tăng trưởng khá.


Ngành dệt may đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Ảnh chụp tại Công ty CP may xuất nhập khẩu Sma Vina Việt - Hàn (TP Hòa Bình).

Trên thị trường, nhất là dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ sôi động, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân, không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp quý I/ 2023 ước tăng 0,5% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 3,57%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,45%; ngành sản xuất và phân phối điện, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,47%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,84%.

Trong quý I là thời điểm có Tết Nguyên đán, do đó hoạt động bản lẻ hàng hoá và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng diễn ra sôi động. Các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và cơ sở kinh doanh chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, phong phú, đa dạng, đưa ra nhiều chương trình, hình thức khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu, thu hút tiêu dùng của người dân trong dịp Tết. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I ước đạt ước đạt 16.110 tỷ đồng, thực hiện 25,98% kế hoạch năm, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng đến tháng 3/2023 ước tăng 0,33% so với cùng kỳ, chủ yếu do tăng giá các nhóm: lương thực, thực phẩm; đồ uống; may mặc.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 63 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, nhóm hàng điện tử 17 doanh nghiệp, nhóm dệt may 19 doanh nghiệp, nhóm hàng kim loại 2 doanh nghiệp, nhóm hàng nông sản 8 doanh nghiệp, nhóm hàng hóa khác 17 doanh nghiệp. Tổng kim ngạch xuất khẩu quý I ước đạt 361,65 triệu USD, ước tăng 7,34% so với cùng kỳ, thực hiện đạt 21,34% kế hoạch năm. Cụ thể, nhóm hàng dệt may ước đạt 114,004 triệu USD, tăng 11,77% so với cùng kỳ, chiếm 31,52% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; nhóm hàng điện tử ước đạt 195,613 triệu USD, tăng 3,76% so với cùng kỳ, chiếm 54,09% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; mặt hàng nông sản chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu xuất khẩu (gần 1%).

Trên địa bàn tỉnh hiện tại chưa hình thành trung tâm logistic. Tuy nhiên, hoạt động cung cấp dịch vụ logistic như xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho tạm thời, gom và chia hàng lẻ, sửa chữa, bảo dưỡng container… được thực hiện tại một số doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ giao nhận và lưu trữ hàng hoá. Thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều nội dung nhằm phát triển logistics, tận dụng tốt các tiềm năng, lợi thế sẵn có, giảm chi phí logistics, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu hàng hóa, tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong tỉnh.

UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành Quyết định số 2140/QĐ-UBND, ngày 14/9/2018 quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó quy hoạch 1 trung tâm logistic trên địa bàn huyện Lương Sơn. Đến nay, dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đang được hoàn thiện, tích hợp vào quy hoạch tỉnh, trong đó quy hoạch trung tâm logistic trên địa bàn TP Hoà Bình và huyện Lương Sơn. Thời gian qua, tỉnh đã chủ động kêu gọi một số công ty, tập đoàn lớn vào tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư dịch vụ logistics như: Tổng công ty CP bưu chính Viettel - Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel; liên danh Công ty CP thương mại Dạ Hợp và Công ty CP đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long... Đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện các thủ tục theo quy định nhằm xây dựng khu kho bãi, cung cấp dịch vụ logistic tại dự án khu nhà ở công nhân và dịch vụ công nghiệp tại xã Quang Tiến, TP Hòa Bình.

Để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng, phát triển thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu, thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chương trình hành động, đề án, kế hoạch của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ, trọng tâm là phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt đầu tư hoàn hiện hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào các khu, cụm công nghiệp. Đẩy mạnh, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên. Thường xuyên tiếp xúc, đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tạo thuận lợi triển khai thực hiện dự án.

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA (Hiệp định thương mại tự do) đã ký kết khai thác hiệu quả các thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước trong quá trình sản xuất và xuất khẩu để xây dựng hình ảnh, thương hiệu, xúc tiến thương mại, chia sẻ kinh nghiệm, cùng xây dựng thương hiệu quốc gia. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, tập trung vào nâng cao nhận thức, khắc phục những hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như: thông tin thị trường, khả năng tự chủ nguyên phụ liệu, năng lực sản xuất để đảm bảo yêu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu… Mở rộng thị trường xuất khẩu đối với cây ăn quả có múi, các sản phẩm chế biến và mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh, hướng tới thị trường các nước ASEAN, Mỹ, EU, Úc, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia. Tăng cường thu hút doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và nước ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại nhằm thúc đẩy kinh tế...

V.H

Các tin khác


Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn

Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức đoàn đại biểu người có uy tín gặp mặt lãnh đạo tỉnh và đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn từ ngày 9/4 - 11/4. Đoàn gồm 42 người, trong đó 32 người có uy tín, 10 cán bộ phục vụ. Đây là nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự buổi gặp mặt đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục