Thay vì đặt kế hoạch tăng trưởng 20 - 30% như các năm trước, tất cả ngân hàng đều điều chỉnh kế hoạch năm 2023.

Tính đến ngày 16/5, hơn 1.100 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam đã công bố kết quả kinh doanh quý I, chiếm khoảng 90% vốn hóa toàn thị trường.

Tăng trưởng chậm, thậm chí thua lỗ là tình trạng chung của các ngành nghề. Theo thống kê của WiChart, đơn vị cung cấp dữ liệu phân tích tại Việt Nam, ngành vật liệu xây dựng giảm 76%, ngành dệt may, phụ kiện giảm 67%, bán lẻ đa kênh giảm 99%, thậm chí ngành có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường là ngân hàng cũng điều chỉnh giảm.

Chiếm đến gần 30% vốn hóa toàn thị trường chứng khoán, những ngân hàng có phần vốn nhà nước tăng trưởng chậm lại. Những ngân hàng thuộc top 5 vốn hóa thương mại cổ phần thậm chí lợi nhuận còn sụt giảm từ 18% đến hơn 70% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, thay vì đặt kế hoạch tăng trưởng 20 - 30% như các năm trước, tất cả ngân hàng đều điều chỉnh kế hoạch năm 2023.

"Các ngân hàng chỉ còn đặt mức tăng là 11%, thấp hơn nhiều so với trước, cá biệt có Techcombank đặt kế hoạch lợi nhuận giảm", bà Phạm Huyền Trang, Giám đốc phân tích cổ phiếu, Trung tâm phân tích Công ty chứng khoán SSI, cho biết.


Ngân hàng vẫn là nhóm có kế hoạch giảm lợi nhuận ít nhất. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Điều chỉnh kế hoạch còn bởi nguồn thu bán chéo bảo hiểm suy giảm, trong khi chi phí trích lập dự phòng gia tăng, tuy nhiên ngân hàng vẫn là nhóm có kế hoạch giảm lợi nhuận ít nhất.

"Các ngân hàng thương mại giảm lãi suất nhằm khơi thông dòng vốn tín dụng, các việc liên quan đến sửa đổi nghị định hay ban hành thông tư mới giúp các doanh nghiệp giãn nợ, cơ cấu nợ, chuyển nợ thành tài sản", TS. Quách Mạnh Hào, Giảng viên Đại học Lincoln, Vương quốc Anh, cho hay.

"Họ cần có bức tranh đủ tốt để có thể thu hút được nguồn vốn, đặc biệt một số ngân hàng cần tăng vốn cũng như họ thực hiện các cam kết đối với các nhà đầu tư vốn", ông Phan Lê Thành Long, Tổng Giám đốc AFA Group, đánh giá.

Thuộc nhóm tài chính, nhóm chứng khoán cũng điều chỉnh kế hoạch khi chỉ trong quý đầu năm lợi nhuận sụt giảm ít là 30%, nhiều giảm đến 100% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cũng là dễ hiểu khi hiện tại chỉ số VN-Index giảm đến 30% so với thời gian này năm 2022.

Bất động sản điều chỉnh hướng kinh doanh 2023

Không giảm, mà lại tăng, thậm chí tăng mạnh, đó là lợi nhuận của nhóm ngành bất động sản, nhóm có vốn hóa lớn thứ 2 trên thị trường chứng khoán. Tại sao lại như vậy, khi thị trường bất động sản được cho là đã và đang trong giai đoạn khó khăn vì giao dịch trầm lắng, dòng tiền tắc nghẽn?

37,9% là mức tăng trưởng lợi nhuận của nhóm ngành quản lý và phát triển bất động sản theo thống kê từ WiChart, nhưng cần nhìn rõ hơn vào con số này.

"Lợi nhuận của một số doanh nghiệp bất động sản lớn họ đặt kế hoạch rất tích cực thì phải đến từ năm trước, chứ không phải của năm hiện tại, tức là lượng hàng được bán lớn trong năm hiện tại và doanh thu trong năm hiện tại. Đó là đặc tính của ngành", ông Phan Lê Thành Long, Tổng Giám đốc AFA Group, cho biết.

Ngay hiện tại, theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thanh khoản trên thị trường bất động sản vẫn ở mức thấp. Các phân khúc nghỉ dưỡng, đầu tư, cao cấp rất khó bán. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng để đón đầu hưởng lợi từ gói hỗ trợ 120.000 đồng cho nhà ở xã hội.

"Nhà ở xã hội có nhu cầu cao, thà lãi ít đi nhưng chúng ta có dòng tiền, có thêm thời gian để trả nợ, đồng thời có thêm thời gian để thị trường phục hồi để bán tiếp những loại hình chúng ta đang có", ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc batdongsan.com, nói.


Hiện thanh khoản trên thị trường bất động sản vẫn ở mức thấp. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Dòng tiền từ trái phiếu doanh nghiệp vào lĩnh vực này cũng đang gặp khó khi ngay trong quý II này, giá trị đáo hạn riêng nhóm này là khoảng 50.000 tỷ đồng. Để khơi nguồn cho dòng tiền lớn, thị trường kỳ vọng nhiều vào giải ngân đầu tư công.

"Nó sẽ là yếu tố thúc đẩy một loạt những ngành nghề liên quan tăng trưởng theo như ngành xây dựng, ngành hạ tầng, ngành nguyên, vật liệu, ngành bất động sản, kéo theo sự lan tỏa đến ngành khác, thậm chí ngành ngân hàng...", ông Trần Đức Anh, Giám đốc Vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam, nhận định.

Kỳ vọng là như vậy, nhưng thực tế, trong đại hội cổ đông vừa qua, những doanh nghiệp ở lĩnh vực này vẫn điều chỉnh giảm lợi nhuận giảm từ hơn 37% đến 50% lợi nhuận của cả năm nay.

Đa dạng hóa thị trường để thích nghi

Nếu nói về khó khăn nhất, không ngành nào bằng nhóm liên quan đến xuất nhập khẩu, khi 4 tháng đầu năm, xuất khẩu giảm đến hơn 11%, còn nhập khẩu cũng giảm hơn 15%.

Việc sụt giảm tiêu dùng của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU là nguyên nhân chính. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường và chờ đợi những gói hỗ trợ, đơn cử như gói hỗ trợ 10.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp lâm nghiệp, thủy sản đang rất được mong đợi.

"Hiện nay, các hộ nuôi tôm, cá, những hộ kinh doanh nhỏ gắn với nuôi được đánh giá là rủi ro cao, khi rủi ro cao thì tiếp cận tín dụng hiện nay khá khó. Khi đã khó thì người ta phải chạy các tín dụng bên ngoài thì lãi suất rất cao và cuối cùng khiến giá thành sản phẩm của chúng ta cao lên", ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho hay.

"Chúng tôi đã tận dụng thị trường khan hiếm và mở rộng ra những thị trường mới. Ngay trong quý II, chúng tôi vừa trúng thầu tại thị trường Hàn Quốc rất khó tính, lên đến 11.347 tấn gạo lứt hạt dài", ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, thông tin.

Tận dụng thị trường để thích nghi là giải pháp trước mắt. Còn lâu dài, đó là những kế hoạch được cân nhắc và điều chỉnh. Việc điều chỉnh giảm kế hoạch cả năm là sự thận trọng cần thiết của doanh nghiệp để chiết khấu kỳ vọng cho nhà đầu tư. Bởi với hàng loạt chính sách hỗ trợ được Chính phủ, các bộ, ngành ban hành từ tài chính đến tiền tệ thời gian qua, khi được thẩm thấu vào nền kinh tế đó cũng là lúc kỳ vọng sự tăng trưởng xuất hiện ở những quý sau, đặc biệt rơi vào quý III, IV đối với doanh nghiệp và nền kinh tế.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục