(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên 200 tỷ đồng đã được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh giải ngân thực hiện chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Đây là các chương trình tín dụng có vai trò quan trọng, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.


Gia đình ông Bạch Công Bảy (thứ hai từ phải qua), xóm Khớt, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) vay vốn chính sách để cải tạo vườn, trồng bưởi đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Từ khi được thành lập đến nay, NHCSXH tỉnh đã triển khai đa dạng chương trình tín dụng. Trong đó, cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo là 3 chương trình tín dụng có tăng trưởng dư nợ cao nhất, có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Cho vay hộ nghèo là chương trình được triển khai thực hiện sớm nhất, quy mô tín dụng lớn nhất, đến nay, tổng dư nợ hơn 919 tỷ đồng. Cho vay hộ cận nghèo được triển khai từ năm 2013, vốn vay phục vụ SX-KD nhằm giảm tỷ lệ hộ tái nghèo, hạn chế gia tăng hộ nghèo mới. Đây là chương trình tín dụng có tổng dư nợ cao thứ hai, với 770 tỷ đồng. Còn chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo được thực hiện theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg, ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình này nhằm hỗ trợ vốn cho hộ đã thoát nghèo, thoát cận nghèo phục vụ SX-KD với mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tổng dư nợ chương trình đạt 461,7 tỷ đồng/10,3 nghìn khách hàng vay vốn.

Những năm qua, thông qua các chương trình cho vay nói trên đã giúp hàng nghìn hộ vượt lên đói nghèo để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Gia đình ông Nguyễn Văn Thanh, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) thuộc hộ cận nghèo. Trước đây, do thiếu vốn nên ông Thanh gặp nhiều khó khăn trong đầu tư phát triển kinh tế. Thông qua tư vấn của các hội, đoàn thể nhận ủy thác vốn chính sách, gia đình ông làm đơn vay vốn. Với số tiền được vay 80 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH, gia đình ông Thanh đầu tư trồng bưởi và chăn nuôi trâu sinh sản. Trâu sinh sản ổn định, vườn bưởi cho thu hoạch đem lại thu nhập cao hơn cho gia đình ông.

Ông Thanh chia sẻ: "Gia đình thuộc hộ cận nghèo nên gặp nhiều khó khăn để vay vốn của các ngân hàng thương mại. Với NHCSXH, thủ tục vay vốn nhanh, lãi suất ưu đãi. Đây là nguồn vốn phù hợp đối với gia đình tôi cũng như nhiều hộtrong xóm”.

Trước đây, gia đình anh Bạch Công Bảy, xóm Khớt, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) cũng thuộc hộ khó khăn của xóm. Từ khi được vay vốn NHCSXH, anh đầu tư trồng bưởi và chăn nuôi, kinh tế gia đình được cải thiện. Gia đình anh Bảy là một trong những hộ vượt khó trong phát triển kinh tế nhờ vốn chính sách. Anh Bảy cho biết: Nhờ được vay vốn của NHCSXH, hướng dẫn của tổ chức nhận ủy thác vốn, gia đình đã cải tạo 2.000 m2 đất sản xuất sang trồng bưởi kết hợp chăn nuôi. Vườn bưởi đã cho thu hoạch và thu nhập ổn định. Nhờ đó gia đình có những bước tiến vững chắc để tiến tới thoát nghèo.

Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2023, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 504 tỷ đồng. Trong đó, doanh số cho vay các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo đạt 242 tỷ đồng (chiếm hơn 48%). Cùng với các chương trình tín dụng khác, trong 4 tháng đầu năm có trên 2,7 nghìn lao động được tạo việc làm, 8 căn nhà được xây dựng, 40 học sinh sinh viên được vay vốn, 20 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động, trên 9 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh được xây dựng. Qua đó tiếp tục góp phần quan trọng trong xóa đói - giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.


Viết Đào


Các tin khác


Chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ vừa ban hành Kết luận số 928-KL/TU, ngày 21/9/2023 về tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 33/CTr-TU, ngày 10/7/2020 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Chương trình hành động số 33).

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục