Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.



Ảnh minh họa.

Trong khi nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ, như: Cà-phê 2,02 tỷ USD, tăng 0,2%; rau quả 1,97 tỷ USD, tăng 39,0%; gạo 2,02 tỷ USD, tăng 49,0% thì nhiều mặt hàng lại tiếp tục giảm sâu như: Cao-su 799 triệu USD, giảm 24,0%; cá tra 690 triệu USD, giảm 40,7%; tôm 1,22 tỷ USD, giảm 34,4%, gỗ và sản phẩm gỗ 5,1 tỷ USD, giảm 27,3%... đã kéo theo tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng sản xuất nông nghiệp trong nước vẫn đang duy trì đà tăng trên hầu hết lĩnh vực. Đáng kể nhất là sản xuất lúa gạo duy trì ổn định diện tích và sản lượng, không những bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trước nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu, mà còn đạt kim ngạch xuất khẩu cao với giá bán khá cao ở nhiều thị trường trọng điểm.

Tuy nhiên, điều đáng lo lắng là trong khi sức sản xuất ở nhiều ngành hàng vẫn tăng trưởng thì hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu lại đang chững lại hoặc giảm sâu, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, 5 tháng đầu năm 2023, sản lượng thủy sản ước đạt hơn 3,4 triệu tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản lại giảm sâu, chỉ đạt 3,47 tỷ USD, giảm tới 25,9%. Hay như hạt tiêu, Việt Nam vừa kết thúc vụ thu hoạch hạt tiêu mới với sản lượng khoảng 200.000 tấn, tăng 9% so với vụ thu hoạch năm 2022, nhưng xuất khẩu 5 tháng đầu năm chỉ đạt 414 triệu USD, giảm 9,9%.

Trong khi sức sản xuất ở nhiều ngành hàng vẫn tăng trưởng thì hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu lại đang chững lại hoặc giảm sâu, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực trồng trọt, tuy kim ngạch xuất khẩu rau quả vẫn tăng trưởng mạnh nhưng hiện diện tích, sản lượng cũng đang tăng ồ ạt, gây áp lực cho khâu tiêu thụ. Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng cây lâu năm tăng khá so với cùng kỳ năm 2022 do nhiều diện tích cây ăn trái được trồng từ những năm trước đã đến thời kỳ thu hoạch.

Mặt khác, nhiều nhà vườn ở các tỉnh phía nam thời gian qua đã mở rộng diện tích trồng sầu riêng, mít, hiện cũng bắt đầu cho sản phẩm ổn định cho nên dự báo những tháng tới, sản lượng sẽ tiếp tục tăng nhanh.

Từ thực tế nêu trên, yêu cầu đặt ra đối với ngành nông nghiệp thời gian này là vừa duy trì sức sản xuất trong nước, vừa tăng cường các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu nông sản: Tập trung khơi thông các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản - hiện đang là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía bắc. Về lâu dài, tập trung đẩy nhanh tiến độ đàm phán về quản lý chất lượng để tăng các loại nông sản xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc; tiếp tục đàm phán để giảm tỷ lệ nông sản Việt Nam phải kiểm tra khi xuất khẩu vào Trung Quốc.

Đối với thị trường Mỹ, châu Âu, hiện nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong ký kết và thực hiện các đơn hàng do lạm phát cao cộng với các chính sách thắt chặt tiền tệ tại một số quốc gia phát triển. Vì vậy, doanh nghiệp cần theo dõi sát diễn biến cung-cầu để nhanh chóng thích ứng, trong đó chú trọng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giá cạnh tranh và các yếu tố phát triển bền vững như môi trường, lao động…


TheoNhanDan


Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Thịt chua Lâm Tin - hương vị đậm đà khó quên

(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành phố Hòa Bình: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.

Người lao động xã Phú Thành chủ động việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục