Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ bền vững, hiệu quả
Thứ hai, 11/9/2023 | 9:50:55 Sáng
(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết là hướng đi bền vững, giúp nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả. Do vậy, thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định 98), ngành Nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm chè Sông Bôi của Công ty TNHH hai thành viên Sông Bôi Thăng Long (Lạc Thủy) đã được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước EU. Ảnh: P.V
Tháng 7/2023, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị xây dựng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm ngành lợn bản địa. Theo đó, có 6 HTX với hơn 20 thành viên chăn nuôi lợn bản địa đăng ký tham gia chuỗi. Đây là bước đầu trong quá trình gây dựng, đưa sản phẩm thịt lợn bản địa đến với nhiều người tiêu dùng.
Đồng chí Trần An Định, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: Hình thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm là xu thế tất yếu, cần thiết để từng bước xây dựng thương hiệu lợn bản địa của tỉnh. Qua đó tăng cường tính minh bạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi lợn bằng cách thiết lập các quy trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản, phân phối sản phẩm, cũng như đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa, việc xây dựng chuỗi liên kết còn tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các nhà sản xuất, tiêu thụ lợn bản địa.
Từ năm 2018 - 2022, thực hiện Nghị định 98, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách. Xác định các sản phẩm quan trọng, chủ lực của địa phương là cơ sở cho thực hiện Nghị định 98, tỉnh đã ban hành Quyết định số 2793/QĐ-UBND, ngày 20/ 12/2018 về việc phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện, phân cấp phê duyệt hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2994/QĐ-UBND, ngày 21/ 12/2018 về việc ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Hòa Bình.
Cùng với đó, xuyên suốt quá trình thực hiện, UBND tỉnh lồng ghép các nội dung hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trong các kế hoạch, đề án, chương trình... nhằm tăng cường, phát triển các chuỗi liên kết, mở rộng thị trường không chỉ trong khu vực mà hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu. Các nội dung hỗ trợ cụ thể và tỷ lệ định mức hỗ trợ cho nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp, HTX... được xây dựng đảm bảo theo các nội dung quy định tại Nghị định. Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai qua nhiều hình thức, thường xuyên trong các hoạt động, chương trình của mỗi sở, ngành, lĩnh vực, địa phương...
Thống kê đến hết năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 100 chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn với các lĩnh vực sản xuất rau, quả; thủy sản; chăn nuôi; chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản; trong đó có 4 chuỗi liên kết là sản phẩm chủ lực được ngân sách hỗ trợ. Từ năm 2018 - 2022, có 10 dự án liên kết, gồm 8 dự án cấp tỉnh, 2 dự án cấp huyện được phê duyệt; trong đó 6 dự án cấp tỉnh, 2 dự án cấp huyện được nghiệm thu và giải ngân nguồn vốn hỗ trợ, 2 dự án cấp tỉnh xin dừng hỗ trợ thực hiện. Kinh phí triển khai liên kết theo quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 64.091 triệu đồng, đạt 62,74% (ngân sách Nhà nước hỗ trợ 10.812 triệu đồng).
Nhiều diện tích trồng trọt tại các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thực phẩm, nông sản trên địa bàn tỉnh được cấp các chứng nhận VietGAP, hữu cơ... đồng nghĩa với thị trường ngày càng mở rộng. Đồng thời, các doanh nghiệp, HTX ký hợp đồng cung ứng nông sản với đối tác, hệ thống siêu thị theo giá cố định thỏa thuận từng năm nên nông hộ tập trung sản xuất theo kế hoạch và tiêu chuẩn chất lượng mà không phải lo lắng về đầu ra sản phẩm. Đáng kể, nhờ sản xuất áp dụng quy trình quản lý chất lượng đồng bộ, từ đầu năm đến nay, tiếp tục có trên 4.200 tấn sản phẩm chế biến, rau, quả, phở, mía các loại... của tỉnh được xuất khẩu sang các thị trường: Nhật Bản, Anh quốc, Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Tại tỉnh ta, có thể thấy thông qua triển khai Nghị định 98, nhiều doanh nghiệp, HTX, người sản xuất phấn khởi, sẵn sàng hưởng ứng thực hiện. Tuy nhiên còn những bỡ ngỡ, vướng mắc ngay trong các nội dung quy định khiến quá trình triển khai chưa đạt được kết quả, hiệu quả cao như mong muốn. Do vậy, vừa qua, ngành Nông nghiệp đã tập trung đánh giá những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, HTX, nông dân khi tiếp cận và thực hiện chính sách theo Nghị định 98. Đồng thời, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường tập huấn thực hiện Nghị định 98 tới các doanh nghiệp, HTX được đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và thực hiện tốt liên kết chuỗi sản xuất - tiêu thụ nông sản; có kế hoạch về nguồn vốn hỗ trợ ổn định theo giai đoạn, tránh tình trạng chỉ hỗ trợ được trong năm đầu; cần xác định được dự án, nội dung hỗ trợ và cách làm phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa bàn... để phát huy hiệu quả thực hiện Nghị định 98 trong thời gian tới.
Chiều 8/12, tại huyện Cao Phong, Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và 60 doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh.
Các dự án điện gió ở Đắk Nông khi hoàn thành sẽ đóng góp cho lưới điện quốc gia trên 1 tỷ kWh và đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Năm 2023, UBND tỉnh giao chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước (NSNN) cho huyện Yên Thủy là 65,2 tỷ đồng, trong đó thu từ thuế, phí và các khoản thu khác 55,2 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất (SDĐ) 10 tỷ đồng. HĐND huyện giao chỉ tiêu thu ngân sách 180 tỷ đồng, trong đó thu từ thuế, phí và thu khác (không tính tiền SDĐ) 55,9 tỷ đồng, thu tiền SDĐ 124,1 tỷ đồng.
Trung tâm xúc tiến và Tổ chức hội chợ Worldex dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương và Bộ Dệt may Ấn Độ đã tổ chức Hội chợ dệt may Nam Á 2023 (Intex South Asia) tại Trung tâm triển lãm IICC, thủ đô New Delhi, Ấn Độ từ ngày 7-9/12.
Ngày 7/12, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách phát triển hợp tác xã lĩnh vực phi nông nghiệp năm 2023. Tham dự có đại diện lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh, các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, GTVT, LĐ-TB&XH, Cục Thuế tỉnh, Ban Dân tộc... và các HTX phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, song Việt Nam đang thể hiện tốt hơn hầu hết các quốc gia khác nhờ nới lỏng dần chính sách tiền tệ như giảm lãi suất, cắt giảm thuế và mở rộng đầu tư chi tiêu công. Đây cũng là lý do Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư ngoại.