(HBĐT) - Nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho nông dân, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh tích cực phối hợp đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dạy nghề cho hội viên nông dân (HVND). Qua đó giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.



Để tạo điều kiện giúp nông dân phát triển kinh tế, nông dân xã Kim Bôi (Kim Bôi) được hỗ trợ mua máy nông nghiệp với lãi suất ưu đãi.

Gia đình HVND Bùi Văn Lân, xóm Đúng Thá, xã Thu Phong (Cao Phong) sinh sống bằng nghề nuôi ong lấy mật. Thời gian đầu do kiến thức hạn chế, sản phẩm chưa đạt chất lượng nên hiệu quả kinh tế chưa như mong muốn. Qua sự đồng hành của HND xã, ông Lân được tham gia các lớp tập huấn KHKT về nuôi ong lấy mật. Nhờ đó ông có thêm kinh nghiệm, tự tin đầu tư nhập thêm con giống, mở rộng mô hình để phát triển kinh tế. Đến nay, gia đình ông có tổng đàn ong khoảng 400 đàn, vừa khai thác mật vừa kinh doanh ong giống, bình quân mỗi năm cho thu khoảng 200 triệu đồng, cuộc sống nhờ đó ổn định hơn.

Ông Bùi Văn Lân chỉ là một trong nhiều HVND điển hình được đào tạo, dạy nghề, tư vấn và định hướng để phát triển kinh tế gia đình hiệu quả. Những năm qua, các cấp HND trong tỉnh đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho hội viên. Cụ thể, HND tỉnh đã chỉ đạo HND các huyện, thành phố và các cấp Hội cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch để phối hợp, tổ chức dạy nghề cho hội viên.

Theo đó, nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của hội viên, xây dựng kế hoạch, chủ động ký kết với các trường dạy nghề trong và ngoài tỉnh mở các lớp đào tạo nghề theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Bằng các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Trung tâm Hỗ trợ nông dân (HND tỉnh) trực tiếp tổ chức 67 lớp đào tạo nghề cho trên 2.100 HVND; các cấp Hội phối hợp mở 227 lớp cho 6.314 HVND. Các lớp dạy nghề được tổ chức tập trung ngay tại cơ sở giúp nông dân có cơ hội tìm kiếm được việc làm phù hợp tại chỗ.

Song song với đó, việc xây dựng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp được các cấp Hội triển khai. Trong nhiệm kỳ, Hội đã tư vấn, hướng dẫn hỗ trợ thành lập mới 72 hợp tác xã (HTX) với 586 thành viên, nâng tổng số HTX hiện nay lên 226 HTX với 1.876 thành viên; thành lập 329 tổ hợp tác với 4.973 thành viên, nâng tổng số lên 492 tổ hợp tác với 5.182 thành viên. Ngoài ra, hỗ trợ thành lập mới 94 chi hội nông dân nghề nghiệp, nâng tổng số lên 100 chi hội nông dân nghề nghiệp với 2.359 thành viên.

Đồng chí Bùi Đức Biên, Phó Chủ tịch HND tỉnh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh cho biết: Để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho HVND đòi hỏi các cơ sở tham gia đào tạo nghề nông thôn phải xác định ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. Hoạt động dạy nghề cho nông dân cần tập trung vào việc nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề để nông dân thích nghi, hoà nhập với cơ chế thị trường, tăng hiệu quả lao động và tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương. Thực hiện tốt công tác này, nhiệm kỳ qua, toàn tỉnh có 7.620 HVND đã có việc làm và thu nhập ổn định sau khi học nghề. Nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư vốn, mở ngành nghề mới, củng cố các nghề truyền thống, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên tự chủ về kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Qua đó góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, cánh đồng lớn tại các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống HVND...


Thu Hằng


Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục