(HBĐT) - Thời gian qua, mặc dù tỉnh và các sở, ngành, huyện, thành phố quyết liệt chỉ đạo, tìm cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS), nhưng nhìn chung tình hình vẫn chưa có tín hiệu cải thiện.


Người dân TP Hoà Bình mong chờ thị trường bất động sản thanh khoản trở lại. Ảnh: Một nhà dân rao bán đất tại khu dân cư số 7, phường Thịnh Lang (TP Hoà Bình).

Từ giữa năm đến nay, qua khảo sát nhận thấy một số khu vực tại các huyện, thành phố trong tỉnh như TP Hoà Bình, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ thời gian trước có một số phân khúc BĐS rất "nóng”. Tại nhiều địa phương có tình trạng doanh nghiệp, người dân phân lô bán nền theo cấp số nhân. Tuy nhiên, nhiều khu vực đất nền có hạ tầng tốt nhưng không mấy ai đến xây dựng nhà cửa. Các phân khúc khác như nhà ở hay shophouse cũng không có người đến ở, đang rơi vào tình trạng trầm lắng, ảm đạm.

Theo đại diện một doanh nghiệp đang đầu tư một vài dự án BĐS trên địa bàn tỉnh cho biết, hiện nay, thanh khoản thị trường rất yếu, gần như không có người quan tâm đến BĐS, kể cả khu vực trung tâm các huyện, thành phố.

Tìm hiểu thêm được biết, đội ngũ môi giới trên địa bàn tỉnh hơn 1 năm về trước hoạt động rầm rộ, đến nay đã rút quân bỏ lại thị trường. Đại bộ phận nhà đầu tư hiện đã "chôn” hết tiền của vào các loại BĐS, từ phân khúc đất nền, nhà phố, shophouse đến biệt thự nhà vườn, trang trại, đất đồi rừng… Những sản phẩm BĐS nhà đầu tư mua vào thời gian qua nhưng để sử dụng, khai thác rất ít, đa phần đầu cơ mua rồi để đó. Những nhà đầu tư "ôm” BĐS lúc đỉnh từ đầu năm 2021 - 2022 đến nay một là rất muốn bán cắt lỗ hoặc "ôm" chờ thời, tiếp tục gồng ngân hàng đợi giá tăng trở lại mới bán.

Đại diện một ngân hàng trên địa bàn TP Hòa Bình cho biết, thời gian qua, việc cho vay để đầu cơ mua bán BĐS rất ít. Không có nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng không chỉ doanh nghiệp gặp khó khăn mà không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng trong tình cảnh tương tự, thị trường BĐS không có khách hàng để "thổi giá”, khó có thanh khoản. Anh Trọng, một nhà đầu tư BĐS lâu năm trên địa bàn TP Hòa Bình cho hay, bất cứ sản phẩm hay lĩnh vực đầu tư nào cũng có chu kỳ tăng giảm, BĐS cũng không ngoại lệ. Ngoài ra, thời gian qua do đầu tư theo phong trào, nhiều người thấy bạn bè, người thân đầu cơ đất đai thắng lớn cũng tham gia mong đổi đời. Tuy nhiên, BĐS là lĩnh vực đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và cả sự may mắn.

Anh Huyên là chủ một căn biệt thự hiện đại xây cuối năm 2020 tại khu vực trung tâm thương mại bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình), sau gần 1 năm rao bán đến nay vẫn chưa có thanh khoản. Anh Huyên thừa nhận thời điểm này rất khó tìm được khách hàng giao dịch bởi ngân hàng siết chặt nguồn vốn vay tín dụng BĐS, trong khi tiền mặt không nhiều.

Trao đổi với các doanh nghiệp về lĩnh vực BĐS được biết, thực tế không phải là giá bán rẻ hay đắt mà là rất khó tìm kiếm khách hàng. Trong khi ngân hàng siết chặt cho vay đầu tư vào BĐS, hoặc có cho vay thì giá trị cũng rất thấp so với giá thực tại đang được rao bán nên rất khó thanh khoản. Tại huyện Lương Sơn - địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh, thị trường BĐS của huyện sau một thời gian sốt nóng hiện cũng trong tình cảnh ảm đạm chung. Năm 2023, HĐND huyện Lương Sơn giao thu ngân sách 2.583 tỷ đồng, trong đó cấp tỉnh thu 803 tỷ đồng, cấp huyện thu 1.780 tỷ đồng (thu tiền sử dụng đất 1.500 tỷ đồng, thu thuế và phí 280 tỷ đồng). Tuy nhiên, theo Chi cục Thuế huyện Lương Sơn, tính đến tháng 9/2023, huyện mới thu ngân sách được trên 200 tỷ đồng, trong đó tiền thu từ đất khoảng 5 tỷ đồng. 


Hồng Trung

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục