Trong những năm gần đây, phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị đang tạo ra bước chuyển nhanh trong quá trình xóa đói, giảm nghèo, từ đó hình thành nhiều hợp tác xã (HTX) sản xuất có hiệu quả cao. Những mô hình HTX này đang là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.


Mô hình trồng cây nha đam dược liệu ở xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

Từ nhiều năm nay, hơn 1.000m2 đất vườn của gia đình chị Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) chỉ trồng rau và cây tạp. Có thời điểm chị trồng nhiều rau mang ra chợ bán, lúc rau nhiều thì giá rẻ, lúc không có thì rau đắt. Tính ra công trồng rồi  tự lo việc tiêu thụ nên thu nhập chẳng là bao. Có lúc chị không muốn làm để cỏ mọc. Thời gian qua, gia đình chị đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây nha đam với sự hỗ trợ kỹ thuật, tiêu thụ của HTX dịch vụ nông nghiệp Lương Phú (Tân Lạc). Chị đăng ký trồng 5 nghìn gốc trên khoảng 1.000m2, sau 7 - 8 tháng có thu. Chị Lý cho biết: Nếu không có liên kết, không tham gia HTX thì sản phẩm cũng chẳng biết bán cho ai. Tham gia vào HTX tôi học hỏi được nhiều kỹ thuật làm nông nghiệp, đặc biệt là việc tiêu thụ.

Chị Nguyễn Thị Bảy, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Lương Phú cho biết: Từ cuối năm 2022, HTX đưa cây nha đam vào trồng ở 4 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, đến nay đã trồng được gần 50 ha. HTX và Công ty CP BioBee  Việt Pháp ký hợp đồng đến năm 2024 trồng khoảng 100 - 200 ha cây nha đam. HTX nhận ủy quyền thu mua sản phẩm cho thành viên và các hộ liên kết. Giá thu mua hiện tại bình quân 2.400 đồng/kg. Theo cơ quan chuyên môn và qua tìm hiểu được biết, nhu cầu nguyên liệu từ cây nha đam lớn, ứng dụng trong sản xuất thạch, nước uống và sữa chua nha đam, sản xuất mỹ phẩm, làm đẹp da, tác dụng tốt với tóc, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm viêm loét dạ dày, hỗ trợ giảm cân, sản xuất các loại nước rửa chén, bát... Ngoài ra còn có tác dụng chống sâu răng, hôi miệng, ngăn ngừa bệnh nướu răng; trị tình trạng khô môi; hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu; thanh nhiệt, đào thải độc tố; tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống mệt mỏi... Đây là cây trồng phù hợp với đất đồi có độ dốc vừa phải, cho thu nhập bước đầu khả quan. Nhiều người cho rằng, nếu đầu ra và giá ổn định thì đây là cây giúp người dân xóa nghèo. Trong thời gian tới, HTX đầu tư xưởng sơ chế, tiến tới tự sản xuất các sản phẩm như nước giặt, nước rửa bát… để cung cấp cho thị trường. Khi đã tự sản xuất được sẽ giúp bà con trong tỉnh thuận lợi tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay, nhiều HTX đã tổ chức liên kết giữa nông dân, HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất truyền thống. Một số mô hình HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, có sự liên kết, hợp tác, có chỉ dẫn địa lý và thương hiệu cụ thể đã khắc phục được những yếu kém của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong tiêu thụ nông sản, mở rộng thị trường, từ đó giúp nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân và thành viên.

Sản phẩm lợn bản địa ở huyện Đà Bắc được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm với hình thức nhỏ lẻ. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và mong muốn đưa ngành chăn nuôi lợn bản địa trở thành hướng thoát nghèo cho bà con vùng cao, tháng 8/2022, HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh (Đà Bắc) được thành lập, chọn hướng chăn nuôi truyền thống và chọn giống lợn bản địa.

Bà Xa Thị Sinh, xóm Tràm, xã Tân Pheo (Đà Bắc) cho biết: Tham gia vào HTX gia đình tôi được mượn giống, gây đàn lên hơn 10 con, thức ăn chăn nuôi chủ yếu tận dụng rau cỏ vườn nhà. Nuôi giống lợn này dễ bán, giá thành cao, khi cần lúc nào cũng có thể bán được. Từ nuôi lợn để cải thiện đời sống gia đình, giờ đây   đã trở thành hàng hóa để thoát nghèo.

Cũng từ hộ nuôi nhỏ lẻ, gia đình ông Hà Văn Vững ở xóm Tràm, xã Tân Pheo đã mở rộng quy mô chăn nuôi lợn bản địa lên 70 con. Ông dự tính tiếp tục nhân đàn khoảng 200 con.

Chị Hà Thị Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh cho biết: Từ trước khi thành lập HTX, gia đình tôi đã cung ứng sản phẩm thịt lợn bản địa ở huyện Đà Bắc đến nhiều thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hình thức chăn nuôi chủ yếu thả vườn đồi, chất lượng thịt thơm ngon. Sau khi thành lập, HTX định hướng phát triển chăn nuôi lợn bản địa theo chuỗi cung ứng cho người tiêu dùng từ chuồng trại đến bàn ăn. Để nhân giống, HTX vận động những gia đình có giống lợn bản địa cho các xã viên, người liên kết nuôi rẽ với hình thức ăn chia giống mẹ hoặc con. Khi lợn sinh sản tạo điều kiện cho các hộ khác gây giống. Đến nay, HTX có khoảng 2.000 con lợn đen bản địa với 53 hộ chăn nuôi. Sản phẩm thịt lợn của HTX đã có mặt ở thị trường trong tỉnh và các thị trường: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh… Sản phẩm chất lượng, được giá, tiêu thụ mạnh, người chăn nuôi không lo đầu ra.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình HTX xây dựng thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Ông Ninh Văn Nghị, Giám đốc Công ty TNHH CooPlus (Hà Nội) cho biết: Qua xây dựng chuỗi đã nâng cao giá trị sản phẩm, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm tốt nhất. Đồng thời nâng cao việc chuyên môn hóa, thu nhập, giúp người dân sống được bằng nghề và xóa đói, giảm nghèo cho địa phương.


Việt Lâm

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục