UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 580/UBND-KTN, ngày 02/4/2025 về việc thực hiện một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (VĐTC) năm 2025. Theo đó, yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các ban quản lý dự án chuyên ngành của tỉnh, các chủ đầu tư và đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch VĐTC năm 2025.



Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án đường nối cụm công nghiệp Tiên Tiến với Khu công nghiệp Yên Quang (kết hợp đường gom của đường Hòa Lạc - Hòa Bình). Đây là dự án chuyển tiếp, hoàn thành năm 2025.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án sử dụng VĐTC năm 2025, đảm bảo tiến độ giải ngân theo các mốc thời gian như sau: Đến 30/6/2025, giải ngân đạt 50% số kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Đến 30/09/2025, giải ngân đạt 70% số kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Đến 30/01/2026, giải ngân trên 90% số kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

UBND tỉnh giao Sở Tài chính theo dõi sát tiến độ thực hiện giải ngânVĐTC của các chủ đầu tư; kịp thời báo cáo hằng tuần, hằng tháng để kịp thời chỉ đạo các giải pháp điều hành linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thực tiễn nhằm hoàn thành mục tiêu giải ngân VĐTC năm 2025.

Cùng với đó, UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương rà soát, kịp thời đề xuất điều chuyển vốn các dự án không có khả năng giải ngân hết kế hoạch đã được giao cho các dự án có khả năng tốt hơn; gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Riêng về chế độ báo cáo, UBND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về công tác giải ngân VĐTC năm 2025. Trong đó, lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch theo từng tuần, tháng, quý. Đồng thời, báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện, kết quả giải ngân hằng tuần gửi UBND tỉnh qua Sở Tài chính (để tổng hợp) trước 10h thứ Sáu hằng tuần. 

Trước đó, UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản về việc tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân VĐTC năm 2025 ngay từ đầu năm. Tại các văn bản chỉ đạo đều nhấn mạnh: Giải ngân VĐTC là nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2025. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các ban quản lý dự án chuyên ngành của tỉnh và các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.


Khánh An (TH)

Các tin khác


12,76% - không chỉ là con số

12,76% - một con số tưởng như khô khan trong bản tin thống kê cuối quý, lại đang âm thầm viết lại cách người ta nhìn về một vùng đất. Quý I/2025, Hòa Bình - một tỉnh miền núi không cảng biển, không đại đô thị, từng lặng lẽ bên lề những đường cong tăng trưởng, bất ngờ vượt lên, đứng thứ hai cả nước về GRDP. Nhưng điều đáng kể không nằm ở vị trí trên bảng xếp hạng, mà ở cách Hòa Bình đạt tới.

Huyện Đà Bắc đẩy nhanh tiến độ các công trình phòng, chống thiên tai

Chủ động giảm thiểu những ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai trong thời gian tới, huyện Đà Bắc tập trung thực hiện các công trình phòng, chống thiên tai (PCTT) quan trọng. Với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương cùng sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị liên quan, các dự án PCTT được đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào sử dụng, bảo vệ an toàn cho người dân và hạ tầng khu vực.

Huyện Lạc Sơn: Nước rút hoàn thành dự án khu tái định cư xóm Rài

UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức cho 66 hộ phải di chuyển khấn cấp do bão số 3 năm 2024 tại xóm Rài, xã Tuân Đạo bốc thăm lựa chọn vị trí tại khu tái định cư (TĐC). Huyện quyết tâm trong tháng 4 hoàn thành hết các hạng mục phụ trợ, để người dân có thể yên tâm về nơi ở mới trước mùa mưa bão năm 2025.

Quý I, giải ngân 8 dự án Quỹ Hỗ trợ nông dân

Trong quý I/2025, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh đã tổ chức giải ngân 8 dự án với tổng số tiền 3,12 tỷ đồng, cho 85 hộ vay. Từ nguồn vốn giải ngân, các hộ sử dụng để thực hiện các dự án chăn nuôi trâu, bò sinh sản, nuôi cá dầm xanh tại xã Cao Sơn, Thanh Cao (Lương Sơn), xã Hợp Thành (TP Hòa Bình), xã Đông Bắc (Kim Bôi), xã Chí Đạo (Lạc Sơn), xã Giáp Đắt (Đà Bắc), xã Vạn Mai (Mai Châu), xã Tử Nê (Tân Lạc).

Tài sản trí tuệ - “của để dành” cho thương hiệu bản địa

Ở huyện Cao Phong, người trồng cam từng tự hào gọi trái cam vàng óng của mình là "vàng ròng trên cành lá”. Một thời, cam Cao Phong là niềm kiêu hãnh của Hòa Bình không chỉ vì vị ngọt, mà vì đây là thương hiệu nông sản đầu tiên của tỉnh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đến năm 2024, UBND tỉnh ban hành quyết định chuyển quyền quản lý chỉ dẫn địa lý "Cao Phong” về cho UBND huyện, đây là bước điều chỉnh nhằm phù hợp với Nghị định số 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ và thực tiễn triển khai tại cơ sở.

Hợp tác xã Đà Giang ECO - bước tiến trong nuôi trồng và chế biến thủy sản sạch

Là một trong những mô hình hợp tác xã (HTX) tiên phong trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản sạch, HTX Đà Giang ECO đã khẳng định được vị thế không chỉ tại tỉnh Hòa Bình, mà còn trên các thị trường lớn như Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... Thành lập năm 2023, sau hai năm hoạt động, HTX đạt nhiều thành tích nổi bật, góp phần phát triển kinh tế tập thể và nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục