Năm 2010, tuy nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông gần 37.000 tỷ đồng và cả ngành khoảng 70.000 tỷ đồng nhưng chiếm chưa tới 10% tổng mức đầu tư xã hội. Bộ GTVT cần xây dựng cơ chế để thu hút nguồn vốn đầu tư khác, tạo đột phá trong xây dựng hạ tầng giao thông…

Theo nhận định của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tại hội nghị tổng kết công tác năm 2009 triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 hôm nay (11/1), năm qua được đánh giá là năm khởi sắc của ngành GTVT trên nhiều lĩnh vực.

2009: Giao thông khởi sắc

Theo báo cáo của Bộ GTVT, sản lượng vận tải toàn ngành năm 2009 đạt  640,34 triệu tấn.

So với cùng kỳ năm 2008, tăng 4,1% tấn hàng vận chuyển và 8,6% về tấn/km; lượng hành khách vận chuyển tăng 8,2% và 6,2% về hành khách/km.

Tổng nguồn vốn giải ngân năm 2009 đạt 35.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn  nước ngoài đạt 190,2% kế hoạch, vốn trái phiếu Chính phủ đạt 114,6% kế hoạch…, đây là kết quả giải ngân cao nhất từ trước đến nay. Nhiều dự án đã được khởi công và đưa vào sử dụng  đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch  được cập nhật  bổ sung sát với thực tế,  tạo cơ sở đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng trong lĩnh vực giao thông được hiệu quả hơn.

Cần huy động vốn từ nhiều nguồn trong xã hội 

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao nỗ lực của ngành GTVT, đây là một trong những Bộ ngành hoàn thành tốt các đề án và các văn bản quy phạm pháp luật đã đăng ký với Chính phủ.

Ngoài ra, ngành GTVT đã phối hợp tốt với các ngành để giải ngân nguồn vốn lớn trong xây dựng hạ tầng, tạo nhiều công ăn việc làm và mở đường cho kinh tế - xã hội phát triển.

Năm 2009 là năm giải ngân đạt kỷ lục đối với ngành GTVT, tuy nhiên theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, giao thông vẫn là điểm nghẽn đối với phát triển kinh tế - xã hội và số lượng giải ngân đạt được vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Nút giao thông Láng-Hòa Lạc - Ảnh: Nguyễn Ánh

Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, năm 2010, tuy nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông gần 37.000 tỷ đồng và cả ngành đạt khoảng 70.000 tỷ đồng (bao gồm cả hạ tầng giao thông các địa phương) nhưng lại chiếm chưa tới 10% tổng mức đầu tư xã hội. Do đó, Bộ GTVT cần xây dựng cơ chế để thu hút nguồn vốn đầu tư trong xã hội, tạo đột phá trong xây dựng hạ tầng giao thông. Trên thực tế đã có một số mô hình xã hội hóa trong đầu tư giao thông và đã có một số dự án thành công. Ngành cần nhân rộng những mô hình này để thu hút các nguồn vốn từ xã hội đầu tư cho hạ tầng giao thông vận tải.

Bộ GTVT cần đưa ra mô hình mới, cơ chế mới hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn vốn, đồng thời  xây dựng thành các mục tiêu cụ thể (đặc biệt là về tiến độ thực hiện).

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch trong quản lý ngành, công tác chuẩn bị đầu tư dự án, đồng thời tăng cường kiểm tra chéo giữa các phân ngành giao thông nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các chuẩn mực về dịch vụ.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị ngành GTVT đẩy mạnh hơn nữa công tác đổi mới, sắp xếp lại, cổ phần hóa các doanh nghiệp - đây sẽ là hướng phát triển của các doanh nghiệp trong ngành.

Năm 2010, Bộ GTVT đặt mục tiêu nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải, triển khai mạnh vận tải hành khách công cộng, tăng cường quản lý nhằm giảm cước phí trung gian, giảm giá cước, tăng năng lực cạnh tranh. Dự kiến năm 2010, vận tải hàng hóa tăng 9-10%, vận tải hành khách tăng 8-9% .

Theo Chinhphu

 

Các tin khác


Tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 đạt hơn 83 nghìn tỷ đồng

Năm 2023, công tác điều hành chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, bảo đảm đúng chính sách, chế độ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 83.087 tỷ đồng.

Giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đối với việc cho thuê đất, sử dụng đất 

Sáng 15/5, HĐND tỉnh tổ chức giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đất đai đối với việc cho thuê đất, việc sử dụng đất (SDĐ) của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Huyện Đà Bắc: Nông dân rơi nước mắt vì dịch tả lợn Châu Phi

Những ngày gần đây, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát, lây lan mạnh trên địa bàn xã Tú Lý, huyện Đà Bắc. Dịch bệnh đã và đang khiến không ít hộ dân rơi vào cảnh trắng tay…

Giải ngân trên 100 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tăng cường thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tính đến hết tháng 4, huyện Lạc Thủy đã giải ngân được 102.264 triệu đồng. Trong đó, giải ngân nguồn ODA, ngân sách Trung ương 2 công trình 13.025 triệu đồng, đạt 65%; ngân sách tỉnh 7 công trình giải ngân 8.078 triệu đồng, đạt 14%; ngân sách huyện giải ngân 60.287 triệu đồng, đạt 29%; nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu 11.212 triệu đồng, đạt 66%; nguồn thu từ đất 9.662 triệu đồng, đạt 13%; nguồn tiết kiệm chi giải ngân 39.412 triệu đồng, đạt 54,66%.

Mật ngọt Hợp Tiến - món quà từ thiên nhiên

Mật ong rừng Hợp Tiến, xã Hợp Tiến là 1 trong 2 sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Kim Bôi, là sản phẩm mật ong đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Nhờ chú trọng cải tiến quy trình, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến ngày càng khẳng định được chất lượng trên thị trường, được khách hàng gần xa tin tưởng, ưa chuộng.

Tách bạch câu chuyện giá điện

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2024 thay thế cho Quyết định 24/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 30/6/2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục