Xăng dầu vừa trải qua đợt tăng giá mới. Lý giải vì sao giá mặt hàng này tăng nhiều hơn giảm, một bạn đọc công tác lâu năm trong ngành xăng dầu cho rằng đó là mảnh đất của nạn đầu cơ và chia chác quyền lợi

Là người đã nhiều năm làm việc ở một doanh nghiệp (DN) xăng dầu lớn tại VN, tôi nghĩ rằng mình hiểu rõ bản chất hay còn gọi là “hậu trường” của những đợt tăng/giảm giá xăng dầu, đặc biệt là tăng giá.

Đây mới là vấn đề các cơ quan quản lý Nhà nước cần hết sức quan tâm, làm rõ trong những đợt thanh - kiểm tra hoạt động kinh doanh, tài chính của các DN xăng dầu, nhất là trong bối cảnh Nhà nước đã kỳ công nghiên cứu, soạn thảo, cân nhắc... để cho ra đời Nghị định 84/2009/NĐ-CP (DN được quyền quyết định giá bán lẻ khi giá xăng dầu thành phẩm của thị trường thế giới biến động).


Ít giảm vì sợ bị thiệt


Tại sao không cần thiết phải đề cập các đợt xăng dầu giảm giá? Bởi vì khi giảm, DN xăng dầu (tôi muốn nhấn mạnh ý nghĩa của hai từ “DN” với tư cách là đơn vị có trách nhiệm sử dụng, quản lý, bảo tồn và phát triển vốn Nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc của Nhà nước) là đối tượng bị thiệt hại đầu tiên; kế đến là ngân sách Nhà nước.

Giá như trong hàng ngũ các DN xăng dầu đầu mối có cả những DN thuộc các thành phần kinh tế khác (DN tư nhân, DN nước ngoài) thì quyết định giảm giá sẽ là một biện pháp cạnh tranh lành mạnh để phát triển thị trường. DN giảm giá có thể thiệt hại trong ngắn hạn nhưng sẽ đạt được lợi ích về lâu dài.


Trở lại với động thái trái chiều của giảm giá là tăng giá. Trước đây, mỗi lần DN xăng dầu muốn thay đổi giá bán buôn và bán lẻ đều phải xin ý kiến các bộ quản lý về mức tăng, phương án tăng..., cho dù khi tăng giá, người tiêu dùng là đối tượng chịu thiệt hại hơn cả, còn Nhà nước và DN kinh doanh xăng dầu thì ngược lại.

Và, đau đầu nhất là các cơ quan quản lý trong việc giải bài toán cân đối vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Không giải được bài toán này thì một lần nữa, đời sống người dân lại bị ảnh hưởng.


Ai hưởng lợi từ các đợt tăng giá?


Như đã nêu trên, là những đơn vị chịu trách nhiệm về số vốn được Nhà nước giao, các DN xăng dầu cũng có tính toán, cân đối khá kỹ quyền lợi các bên (Nhà nước, DN, người tiêu dùng) mỗi khi tăng giá, song quyền lợi của DN thường được ưu tiên hơn cả.

Tuy nhiên, ít người biết rằng đối tượng hưởng lợi nhiều nhất trong những đợt tăng giá không phải là tập thể DN xăng dầu (tôi nhấn mạnh chữ “tập thể”) mà là các chủ đại lý, chủ xe bồn, tàu chở dầu, kho chứa cấp hai... Với họ, các đợt tăng giá xăng dầu là những... ngày hội đúng nghĩa!

Họ luôn mong tăng càng nhiều càng tốt, mức tăng càng cao càng tuyệt vời! Bởi vậy, cứ mỗi lần chuẩn bị đến ngày tăng giá (khoảng 10-15 ngày), tại kho chứa của không ít DN đầu mối sẽ chứng kiến cảnh tấp nập khác hẳn ngày thường, nhất là so với những thời điểm giảm giá.


Vì sao? Rất dễ hiểu, đây là hoạt động đầu cơ. Tình trạng đó chính là câu trả lời cho nghi vấn lâu nay trong ngành xăng dầu: Mức giá tăng và thời điểm tăng được DN đầu mối tiết lộ trước cho các tổng đại lý và hệ thống đại lý để gom hàng. Gom càng nhiều càng lời to, vì mua theo giá cũ, bán theo giá mới (cao hơn)...!


Đây là câu chuyện nhiều tập, đã diễn ra hàng chục năm nay. Đó cũng chính là “hậu trường” của vấn đề tăng giá xăng dầu mà tôi muốn chia sẻ với bạn đọc để góp phần giải thích vì sao xăng dầu ở VN tăng nhiều, giảm ít; tăng khá mạnh và giảm nhỏ giọt!.

 

                                                                             Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục