Nếu không sớm bỏ trần lãi suất sẽ làm cho các ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng trong huy động và cho vay

Đó là đề xuất của nhiều ngân hàng (NH) trên địa bàn TPHCM tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành NH năm 2009 của NH Nhà nước (SBV) chi nhánh TPHCM, ngày 26-1.


Căng thẳng lãi suất và tỉ giá


Vấn đề lãi suất đầu ra, đầu vào và thiếu thanh khoản của NH hiện tại vẫn chưa hạ nhiệt. Ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc SBV, công bố hiện tại có 5/16 NH  tại TPHCM, có tỉ lệ dư nợ tín dụng ở thị trường II (thị trường liên NH) cao gấp hai lần so với tỉ lệ vốn họ huy động được. Điều này cho thấy sự thiếu thanh khoản tại những NH này là rất lớn. Thực tế, thời điểm này lãi suất huy động tại hầu hết các NH từ kỳ hạn một tuần trở lên đã sắp chạm trần 10,49%/năm.

Nhằm mục đích tăng huy động nên nhiều NH đã áp dụng chính sách khuyến mãi cộng thêm lãi suất, tặng tiền và tặng quà. Giám đốc một NH nhận định chính mặt bằng lãi suất ngắn hạn cũng như dài hạn đều bằng nhau sẽ dẫn đến tình trạng đồng tiền dễ bị chạy từ NH này sang NH khác, làm cho rủi ro thanh khoản tại NH tăng lên.


Khách hàng giao dịch tại Maritime Bank TPHCM. Ảnh: H.Thúy


Sự căng thẳng của tỉ giá, giá vàng trong năm 2009 cũng là có thật. Chính tình trạng găm giữ USD, vàng đã làm thị trường này nóng lên. Có lúc tỉ giá USD chênh lệch 1.000 đồng đến 2.000 đồng/USD. Còn giá vàng nhảy khỏi mức 29 triệu đồng/lượng. Ông Nguyễn Xuân Cảnh, Tổng Giám đốc NH NN-PTNT chi nhánh TPHCM, cho biết nếu các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ, được mua bán theo nhu cầu của thị trường thì vấn đề tỉ giá sẽ không bị tác động nhiều. Việc SBV yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty bán ngoại tệ cho các NH cũng như cho vay ngoại tệ đối với một số đối tượng trong thời gian qua là phù hợp và rất cần thiết.


Để góp phần giảm áp lực về cung-cầu ngoại tệ, ông Trần Xuân Huy, Tổng Giám đốc Sacombank, cho rằng SBV cần có quy định như cho phép NH khuyến mãi để thu hút lượng kiều hối chuyển về qua NH. Bởi thực tế, người dân không chịu bán USD cho NH. Cụ thể, tại Sacombank, năm 2009, doanh số kiều hối khoảng 850 triệu USD nhưng Sacombank chỉ mua được 10%. “Đường cong lãi suất hiện nay tập trung ở các kỳ hạn ngắn, vì vậy việc quản lý vốn tại các NH sẽ nhiều rủi ro”- ông Huy nói. Ông Giàu cũng khẳng định việc các NH găm giữ USD cũng góp phần làm cho thị trường này căng thẳng.


Để các ngân hàng tự chủ


Ông Trần Văn Vĩnh, Tổng Giám đốc NH Phương Đông (OCB), khẳng định nếu các NH phải huy động bằng được vốn với lãi suất gần đạt trần nhưng cho vay không cao thì sẽ bị lỗ vốn. Chính vì vậy việc bỏ  trần lãi suất nên thực hiện sớm. Thống đốc SBV Nguyễn Văn Giàu khẳng định do các NH “đua” huy động vốn rồi bày ra chuyện thu phí dịch vụ.

Đây là chuyện trái luật mà SBV sẽ xem xét xử lý. Ông Giàu cũng đồng tình về việc sớm bỏ trần lãi suất. Vấn đề còn vướng mắc là do quy định của Luật Dân sự. SBV cũng đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ về vấn đề này.


Trao đổi bên lề hội nghị, giáo sư Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn tiền tệ quốc gia, cho rằng phải bỏ trần lãi suất, nếu không sẽ làm cho các NH rơi vào tình thế khó khăn. Theo ông Ngân,  việc bỏ trần lãi suất không đồng nghĩa với việc lãi suất tăng lên mà là để các NH tự chủ trong hoạt động tín dụng.

Giữ nguyên lãi suất cơ bản 8%/năm

Thống đốc SBV vừa ban hành Quyết định số 134/QĐ-NHNN về việc tiếp tục áp dụng mức lãi suất cơ bản (LSCB) bằng đồng VN là 8%/năm trong tháng 2.


Một số mức lãi suất chủ chốt khác cũng được giữ nguyên. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn của SBV đối với các tổ chức tín dụng là 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu của SBV đối với các tổ chức tín dụng là 6%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của SBV  đối với các NH là 8%/năm.

Đây là tháng thứ 3 liên tiếp, SBV tiếp tục giữ nguyên mức LSCB để ổn định chính sách tiền tệ. Quyết định này cũng là động thái bác bỏ tin đồn xuất hiện trên thị trường gần đây cho rằng SBV sẽ tăng mạnh LSCB.

 

 

                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục