Nông dân xóm Đan Phượng, xã Dân Hoà tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Nông dân xóm Đan Phượng, xã Dân Hoà tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Nhiều năm nay, tổ sản xuất chổi chít xuất khẩu của gia đình chị Nguyễn Thị Hải ở xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn đều đặn tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động địa phương và trên 30 lao động theo thời vụ với mức thu nhập bình quân 800.000 – 1.500.000 đồng/người/tháng.

 

Đây là một trong ba cơ sở sản xuất chổi chít đang hoạt động hiệu quả trên địa bàn xã Mông Hoá. Bản thân chị chủ nhà, sau 5 năm làm công ăn lương và nhận thức được giá trị kinh tế thuyết phục của nghề này đã quyết định vay vốn ngân hàng để đầu tư mở xưởng. “Tích tiểu thành đại”, cơ ngơi khang trang mà vợ chồng chị hiện có là thành quả xứng đáng của 10 năm chuyên tâm gắn bó với nghề. Chị Nguyễn Thị Hải cho biết: “Đối với nông dân ít ruộng như chúng tôi, ưu điểm lớn nhất của nghề làm chổi chít là có thể tranh thủ được lúc nông nhàn để kiếm thêm thu nhập. “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, càng nhiều việc thì bà con càng đỡ vất vả, cuộc sống nhờ đó mà bớt nặng nề”. 

 

Theo Chủ tịch UBND xã Đinh Văn Thái, nghề làm chổi chít tuy mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng đã nhanh chóng tạo được sức hút đối với người dân địa phương, nhất là trong thời điểm nông nhàn. Hiện, số lao động làm việc thường xuyên tại ba cơ sở sản xuất chổi chít xuất khẩu khoảng trên 400 người, thu nhập ổn định ở mức 800.000 – 1.500.000 đồng/người/tháng. Trên địa bàn huyện, chổi chít đã trở thành một trong những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp mũi nhọn, với sản lượng bình quân 10 triệu chiếc/năm, xuất khẩu đều đặn sang thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, các mặt hàng truyền thống khác như vật liệu xây dựng, may mặc, đồ mộc dân dụng… đã khẳng định được vị thế trên thị trường nội tỉnh và bắt đầu vươn ra các thị trường rộng lớn hơn, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho một bộ phận nông dân, cải thiện đáng kể diện mạo nông nghiệp – nông thôn của huyện.

 

Trong lộ trình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh uỷ Hoà Bình về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng đến năm 2015, huyện Kỳ Sơn đặc biệt chú trọng định hướng thu hút đầu tư nhằm chuyển đổi ngành nghề nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo đó, huyện chủ trương huy động mọi nguồn lực để phát triển nghề phụ tại các địa bàn khó khăn như xã Độc Lập, xã Yên Quang… Đồng thời, xúc tiến thu hút đầu tư, quy hoạch phát triển các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn các xã Mông Hoá, Trung Minh, Phú Minh, Dân Hoà… Mục tiêu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 39% cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 22%. Đến thời điểm này, toàn huyện đã có hơn 40 doanh nghiệp, 15 hợp tác xã và hơn 1.700 hộ sản xuất kinh doanh hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tổng giá trị sản xuất năm 2009 của ngành đạt trên 210 tỷ đồng, chiếm 37,8% cơ cấu kinh tế. Sự chuyển mình đáng khích lệ của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã góp phần giảm tải áp lực cho công tác giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Bằng chứng là trong năm đã có gần 1.000 lao động địa phương được tạo việc làm mới, hơn 1.200 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn, mức thu nhập bình quân toàn huyện đạt 11,4 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, huyện Kỳ Sơn đã cơ bản hoàn thành kế hoạch sử dụng quỹ đất sạch để sẵn sàng chào đón các dự án đầu tư, với tổng diện tích dự kiến khoảng 600 ha, chưa kể diện tích dành cho các dự án trồng rừng và hơn 500 ha dự kiến dành cho dự án phát triển Thành phố đa năng Crystal đang được UBND tỉnh xem xét phê duyệt. Sự tích cực vào cuộc của chính quyền địa phương đang tạo cho Kỳ Sơn một sức sống mới để vững vàng hội nhập và phát triển.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Bí thư Huyện uỷ Kỳ Sơn khẳng định: Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là định hướng xuyên suốt, đồng thời là động lực chính giúp huyện Kỳ Sơn thực hiện bước đột phá về chất trong phát triển KT-XH. Chính vì vậy, những năm tiếp theo, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư với tinh thần sẵn sàng đối thoại với doanh nghiệp để cùng doanh nghiệp tìm kiếm những nguồn lợi thoả đáng cho cả hai bên. Mặt khác, sẽ chủ động khai thác những lợi thế sẵn có như vị trí địa lý, khoáng sản, lao động… để biến lợi thế thành sức mạnh nội lực, tạo thế đứng vững chắc cho huyện nhà trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá./.

                                                                          Thu Trang

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục