VN có đủ cơ sở pháp lý, thực tiễn để đưa vụ kiện tôm ra WTO và đủ căn cứ để chứng minh Mỹ ra các quyết định không phù hợp, vi phạm quy tắc WTO

Chiều 4-2, một lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho biết vấn đề kiện Mỹ ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc nước này điều tra rà soát thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm đông lạnh của VN có dấu hiệu vi phạm Hiệp định Chống bán phá giá của WTO, chỉ còn chờ quyết định của Chính phủ.


Lấy lại công bằng


Theo vị lãnh đạo này, vụ kiện chỉ là tranh chấp thương mại thuần túy như bao vụ kiện tranh chấp thương mại khác. Không có gì nặng nề nếu hai thành viên tranh chấp thương mại nhưng không thỏa thuận được thì đưa ra WTO phân xử để có được cách tính thuế hợp lý và đúng thực tế.


Trước đó, trả lời báo chí, PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực VASEP, cho rằng càng chậm trễ thì doanh nghiệp (DN) VN càng bị thiệt hại bởi năm 2010 là năm Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ tiến hành xem xét lại để quyết định tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá mặt hàng tôm đông lạnh của VN.

Theo ông Dũng, VN sẽ khiếu nại ba điểm bất hợp lý mà phía Mỹ áp đặt: Phương pháp quy về 0 (zeroing) trong tính toán biên độ phá giá; biện pháp ký quỹ bắt buộc, phương pháp xác định biên độ phá giá cho các bị đơn tự nguyện và quy tắc về mức thuế suất toàn quốc (country-wide rate).


Ông Dũng nhận xét vấn đề quan trọng là phương pháp zeroing - một thông lệ được Mỹ  sử dụng thường xuyên và ổn định trong nhiều vụ kiện chống phá giá. Theo đó, DOC chỉ tính các biên độ có giá trị dương (>0), còn các giá trị âm sẽ tự động chuyển về 0. Như vậy, biên độ phá giá được tính toán cao hơn, mức thuế cũng bị đội lên.


Người nuôi tôm ở ĐBSCL bị thiệt trong việc cơ  quan chức năng Mỹ
 điều tra chống bán phá giá mặt hàng tôm đông lạnh của VN. Ảnh: K.CHÂU


Đối với yếu tố này, khi Thái Lan, Ấn Độ hay Liên minh châu Âu (EU) kiện, phía Mỹ đã thừa nhận sai nên không cần phải phân xử. Tuy nhiên, WTO đã quy định không áp dụng kết quả các vụ kiện trước cho vụ kiện sau đối với lĩnh vực này, trong khi phía VN chưa tiến hành khiếu kiện.


Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Hội đồng Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI), khẳng định VCCI cũng như VASEP đã rất sẵn sàng cho vụ kiện này. “Điều kiện để VN kiện đã chín muồi. Vụ kiện này cũng được Chính phủ rất ủng hộ. Hy vọng vụ kiện này sẽ được tiến hành để lấy lại sự công bằng cho các DN thủy sản của VN, cũng như bảo đảm môi trường kinh doanh của thế giới lành mạnh hơn” - bà Loan bày tỏ.


Đề xuất 18 tháng nay


Đại diện VASEP khẳng định vụ kiện tôm đã được phía hiệp hội đề xuất từ 18 tháng nay và có đủ cơ sở pháp lý để giành chiến thắng.

Đồng quan điểm này, bà Loan nhấn mạnh: “VN sẽ nỗ lực hết sức cho vụ kiện Mỹ ra WTO lần đầu tiên này. VCCI tin tưởng VN sẽ thắng kiện đến 95%. Kể cả trong trường hợp xấu nhất - VN thua kiện - thì đây cũng là một bài học rất có ích, mang lại kinh nghiệm sâu sắc và cơ hội tập luyện cho DN cũng như cơ quan quản lý khi hội nhập và đòi hỏi quyền lợi”.


Theo ông Dũng, để đi đến phân xử của WTO, trước hết VN phải nộp đơn lên Cơ quan Giải quyết tranh chấp WTO (DSB). Sau đó, hai phía sẽ ngồi lại để tham vấn trong khoảng 60 ngày. Trong quá trình tham vấn, nếu Mỹ rút lại quan điểm thừa nhận sai, vụ việc coi như kết thúc và phải dỡ bỏ những cách tính và quy định bất hợp lý.

Tuy nhiên, trong trường hợp Mỹ không thừa nhận phán quyết của WTO, tổ chức này sẽ cho phép VN quyền trả đũa. Từ đó, VN có thể chọn mặt hàng khác của Mỹ xuất sang VN để áp thuế.


Ông Trần Hữu Huỳnh, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, cũng cho rằng việc VN đưa vụ kiện tôm lên WTO là hoàn toàn đúng. Đây là quyền của một thành viên, cảm thấy một thành viên khác ban hành quy định không phù hợp với quy tắc WTO thì có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định không hợp pháp đó theo đúng trình tự tố tụng được quy định trong quy tắc WTO.


Ông Huỳnh khẳng định: “VN có đủ cơ sở pháp lý, thực tiễn để đưa vụ kiện tôm ra WTO và đủ căn cứ để chứng minh Mỹ ra các quyết định không phù hợp, vi phạm quy tắc WTO”. Theo ông Huỳnh, trình tự tố tụng sẽ theo đúng nguyên tắc của WTO, chi phí thì phía khởi kiện phải chịu theo quy định.

 

                                                                                Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục