Không thể kìm lòng trước nỗi khốn khó của bà con nông dân, ông đã viết một bức tâm thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Vừa gặp tôi, ông Lê Văn Lam (Út Lam, 60 tuổi, ngụ tại xã Tân Phước, huyện Tân Hồng - Đồng Tháp) đã sôi nổi: “Festival Lúa gạo lần thứ nhất ở Hậu Giang vừa rồi còn hình thức quá. Sáng kiến, ý tưởng rất nhiều nhưng liệu có bắt tay thực hiện được không, hay chỉ hô hào trên các diễn đàn, hội thảo?”.


Càng trò chuyện với ông Út Lam, tôi càng ngỡ ngàng vì không thể ngờ một lão nông ở miệt vườn lại rành rẽ nhiều vấn đề quốc kế dân sinh đến thế, nhất là chuyện liên quan đến nông dân.


Mở bản sao bức tâm thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XII của mình, ông Út Lam trăn trở: “Nhiều người bảo tôi “liều mạng”, “làm chuyện tày đình” khi viết thư cho Thủ tướng. Tuy nhiên, tôi không thể kìm lòng trước nỗi khốn khó của bà con nông dân.

Những vấn đề tôi nêu trong thư không mới nhưng cũng không bao giờ cũ. Tôi quyết định viết thư này khi chứng kiến thêm một nghịch lý: Cơn sốt gạo đang diễn ra ngay giữa vựa lúa của cả nước”.


Thưa Thủ tướng, việc trồng lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung của nông dân bao đời nay luôn phải đối mặt với bao khó khăn vất vả. Thời tiết là một khó khăn điển hình mà nông dân luôn phải đối mặt và lo sợ.

Khi cây lúa bệnh ví như những đứa con chúng tôi bị bệnh; khi sạ lúa hay thu hoạch gặp mưa thì chúng tôi đứng ngồi không yên. Khó khăn thứ hai là giá cả vật tư nông nghiệp luôn tăng cao. Chi phí sản xuất tăng là thêm một gánh nặng trên vai nông dân...


Trong thư, với lời lẽ rất mộc mạc, ông Út Lam kể nhiều nỗi khó khăn, bức xúc của nông dân. Ông thổ lộ: “Cuối năm 2008, giá gạo thế giới tăng đến gần 1.000 USD/tấn nhưng Hiệp hội Lương thực VN (VFA) lại đề nghị ngưng xuất khẩu khiến lúa tồn đọng, nông dân khốn đốn. Nông dân lúc đó như những đứa trẻ đứng trước mâm cỗ mà không được ăn”.


Rất sôi nổi, ông Út Lam chỉ ra nhiều nghịch lý: “Giá lúa gạo được Nhà nước can thiệp sâu nhưng phân bón, vật tư nông nghiệp lại thả nổi. Mới đây, Thủ tướng chỉ đạo phải thu mua lúa với giá 3.800 đồng/kg, bảo đảm nông dân lãi 30%. Khổ nỗi, nhiều doanh nghiệp chỉ mua gạo chứ không mua lúa! Nông dân rất ít khi lãi được 30%, mà lãi vậy cũng không khá nổi”.


Theo ông Út Lam, lâu nay ai cũng đổ tội cho thương lái ép giá nông dân nhưng thực tế không hẳn vậy. Lão nông này nhìn nhận: “ĐBSCL có hàng chục ngàn thương lái nên sự cạnh tranh rất gay gắt, họ giao dịch với nông dân luôn thuận mua vừa bán.

Vấn đề là chỉ mỗi VFA độc quyền xuất khẩu gạo. Khi có hợp đồng, VFA đặt hàng doanh nghiệp cung ứng gạo với giá cố định.


Ông Lê Văn Lam trên đồng lúa. Ảnh: Q. Dũng

Từ đó, doanh nghiệp mới cho giá lại để thương lái đi mua lúa, xay gạo bán. Giá gạo xuất khẩu ổn định từng quý hoặc ít nhất là từng tháng, hà cớ gì doanh nghiệp thu mua của thương lái với giá biến động một sớm, một chiều? Tôi đã từng chứng kiến nhiều thương lái lúc mua được lúa, xay thành gạo chở đến bán cho doanh nghiệp thì giá đã khác, có khi chỉ huề vốn hoặc phải chịu lỗ”.


Ngồi dưới tán tre xanh rì rợp bóng mát nhìn ra cánh đồng lúa mới bao la ở Tân Phước, khuôn mặt ông Út Lam hằn nét ưu tư. Hơn 40 năm nay, lão nông này gắn bó với ruộng đồng, lúa gạo. Cũng ngần ấy thời gian, ông đã nếm trải đủ đắng cay, ngọt bùi của nghề nông.


Cha mất sớm, mẹ ông phải gồng gánh nuôi đàn con nheo nhóc. Năm 15 tuổi, Út Lam đã bắt đầu làm quen với ruộng đồng, lìa bỏ trường lớp. Nhờ chịu thương, chịu khó lại giỏi tính toán nên sau khi lập gia đình, ông đã tích cóp mua được vài mẫu ruộng.

Không chỉ làm ruộng, hễ nghề nào chân chính kiếm được tiền là ông xông vào làm quyết liệt. “Mỗi năm xong vụ mùa, vợ chồng con cái chúng tôi lại xuống ghe đi mua lúa về xay xát bán lại cho doanh nghiệp. Từng có thời gian làm thương lái nên tôi hiểu phần nào nỗi oan của họ” – ông Út Lam bộc bạch. Cả đời lao động cật lực, ông đã có được cuộc sống khá đủ đầy. Tuy vậy, vợ chồng ông cùng sáu người con vẫn ngày ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.


Dù đã là phú nông nhưng ông Út Lam vẫn không ngừng trăn trở, bức xúc trước tình cảnh luẩn quẩn đói nghèo của bà con nông dân.

Ông tâm sự: “Đa số nông dân còn nghèo lắm. Ở Tân Phước này, đến 70% hộ nông dân luôn thiếu trước hụt sau, khoảng 20% sống tạm đủ. Tôi đã thử để ý 30 hộ trong xóm từ 10 năm nay. Trong đó, chỉ vài người làm ăn khấm khá, còn lại đều thua lỗ, nợ nần. Chỉ cần 1-2 vụ mất mùa hay lúa gạo rớt giá là họ phải bán bớt vài công đất, có khi bán hết để trả nợ. Tôi nghĩ đó cũng là tình cảnh chung của hàng triệu nông dân ĐBSCL và cả nước”.


Chính vì thế, trong phần kết bức thư gửi Thủ tướng, ông Út Lam đề đạt: Hạt gạo được tạo ra bằng chính mồ hôi, công sức và đôi khi cả nước mắt của những nông dân nghèo khó như chúng tôi... Chúng tôi không mong gì hơn, chỉ hy vọng nhận được phần mà mình xứng đáng được nhận.

 

 

 

                                                                             Theo NLĐ

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục