Hoạt động nghiệp vụ tại Phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương.

Hoạt động nghiệp vụ tại Phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương.

Năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã cùng với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo dõi sát diễn biến và dự báo của các nước để chủ động điều hành chính sách tiền tệ. Trong hệ thống các công cụ chính sách đó thì chính sách tín dụng là yếu tố quan trọng nhất bởi tiền phát hành của các Ngân hàng vào lưu thông chủ yếu qua con đường tín dụng.

Ðầu năm 2009, các doanh nghiệp (DN) gặp rất nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các TCTD sử dụng vốn lưu động và vốn tự có để cho vay, coi trọng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất, tăng cường xuất khẩu. Với mặt bằng lãi suất cho vay 10,5%/ năm và nhà nước hỗ trợ 4% theo chính sách kích cầu đã thúc đẩy các luồng vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Các TCTD đã mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch để bảo đảm thuận tiện cho người dân đi gửi tiền và vay vốn, và làm các dịch vụ khác. Bằng nhiều hình thức khuyến khích, cạnh tranh đã thu hút hàng trăm nghìn tỷ đồng tiền nhàn rỗi của các tầng lớp nhân dân vào quỹ ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh cho vay các ngành kinh tế quốc dân nhằm thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển. Thị trường tín dụng phát triển mạnh mẽ ở tất cả các ngân hàng với nhiều phương thức cung ứng vốn khác nhau, ngân hàng nào cũng muốn mở rộng thị phần để tăng doanh số hoạt động.


Nhìn lại năm 2009, số vốn đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ðặc biệt là cho vay hỗ trợ lãi suất với dư nợ hơn 430 nghìn tỷ đồng đã giúp hàng nghìn DN và hộ kinh doanh giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh tạo việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Ðối với các DN Nhà nước cùng với các nguồn vốn khác, vốn tín dụng đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án của nhà nước mà Chính phủ phê duyệt. Các ngân hàng thương mại đã bố trí đủ vốn để giải ngân cho các hợp đồng tín dụng đã ký kết đối với các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay của các DN gặp khó khăn do không tiêu thụ được sản phẩm hoặc các tài sản do vốn ngân hàng cho vay nhưng không phát huy hiệu quả kinh tế.


Bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều vướng mắc trong hoạt động của tín dụng ngân hàng, đó là thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp gây tốn kém công sức, thời gian, nhiều khi làm chậm hoặc mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quan hệ với ngân hàng, hồ sơ thủ tục vay vốn ở một số ngân hàng cơ sở vẫn còn rườm rà, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân còn chậm, gây khó khăn cho việc vay vốn ngân hàng. Trong điều kiện các doanh nghiệp khó vay vốn ngân hàng thì thị trường "tín dụng đen" hoạt động khá náo nhiệt, không ít những trường hợp hộ kinh doanh phải vay ngoài với lãi suất cao lên đến 4,5%/tháng.


Trong những năm tới, chính sách tín dụng ngân hàng vừa phục vụ tăng trưởng kinh tế vừa thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Vì vậy, cần tập trung huy động thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi vào ngân hàng để cho vay phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nhiều của cải, vật chất hàng hóa cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của toàn xã hội. Tín dụng ngân hàng cần tập trung vào một số vấn đề cụ thể dưới đây:


Một là, tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng với phương châm huy động vốn được đến đâu cho vay đến đó để thực hiện mục tiêu duy trì sự ổn định tiền tệ, nâng cao sức mua của đồng tiền, thực hiện kiềm chế lạm phát, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng năm 2010 đối với nền kinh tế tăng khoảng 25% so với cuối năm 2009, lãi suất và tỷ giá được điều hành ở mức hợp lý phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định hoạt động và an toàn hệ thống. Ðể thực hiện được mục tiêu trên cần khống chế chặt chẽ hạn mức dư nợ đối với các TCTD.


Hai là, do nguồn vốn có hạn nên cần tập trung vào những khách hàng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tài chính trong sạch, thu hút và sử dụng được nhiều lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và nộp các khoản đóng góp khác. Các TCTD chỉ được dùng lãi suất thỏa thuận để cho vay các đối tượng trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình của khách hàng vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, không được dùng lãi suất thoả thuận để cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán, vàng bạc đá quý.


Ba là, mở rộng tín dụng về nông thôn, thị trường vùng sâu, vùng xa để phát triển kinh tế hàng hóa cùng với vốn của ngân hàng chính sách xã hội, tín dụng đối với các hộ nông dân nghèo cần tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp người nghèo tận dụng cơ hội, chính sách của nhà nước. Cho vay để chuyển đổi cơ cấu lao động, đào tạo nghề, thực hiện khuyến nông, khuyến lâm bằng hệ thống các giải pháp kết hợp với chính sách của nhà nước với kinh nghiệm của người dân để nâng cao sức sản xuất, nhanh chóng cải thiện đời sống ở khu vực nông thôn.


Thứ tư là, tăng cường kiểm tra chặt chẽ các khoản cho vay ở ngân hàng cơ sở, nêu cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của ngân hàng thương mại. Ðổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra chấp hành chế độ tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn vay ngay từ quy chế điều hành của cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước. Việc thanh tra, kiểm tra không chỉ có cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng mà các vụ nghiệp vụ khác có liên quan cũng có quyền thanh tra việc chấp hành chế độ theo định kỳ để rút ra những vấn đề được, chưa được nhằm bổ sung và sửa đổi cơ chế cho phù hợp.


Thứ năm là, trong quản trị điều hành cần nâng cao năng lực lãnh đạo của người đứng đầu đơn vị, coi trọng chất lượng và hiệu quả, giảm bộ máy quản lý trung gian để tăng cường cán bộ trẻ về cơ sở thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương để chuyển động thật sự theo yêu cầu của kinh tế thị trường. Tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo cán bộ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực và tham nhũng.
 
                                                               Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục