Từ tác động của việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, điện (từ ngày 1-3), các nhà quản lý và chuyên gia kinh tế lo ngại lạm phát năm 2010 có thể vượt mức trần 7%

Thị trường sau một cái Tết đắt đỏ lại đang phải đối mặt với áp lực tăng giá sau khi một số mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế đều tăng khá mạnh. Liệu lạm phát năm nay có vượt trần chỉ tiêu 7%? Để thực hiện chỉ tiêu này, cần phải có những nỗ lực rất lớn.


Gần đây, sữa ngoại các loại đã tăng giá chóng mặt. Ảnh: H.THÚY


Khó giữ CPI


Ngay từ tháng 1-2010, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã bất ngờ tăng 1,36% khiến nhiều chuyên gia kinh tế đồng loạt cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại. Tháng 2, giá cả thị trường biến động cao nhất trong năm. Bộ Tài chính cho biết sức mua và nhu cầu của người dân dịp Tết tăng đột biến, khu vực đô thị tăng từ 20% - 30%, nông thôn tăng 10% - 15%. Đặc biệt, một số loại rau xanh và thịt tăng từ 100% đến hơn 400%, giá tour du lịch xuất ngoại cũng tăng từ 30% - 50%. Các dịch vụ giữ xe và cửa hàng ăn uống cũng tăng từ 50% đến hơn 400% so với quy định. Tăng khủng khiếp nhất là cước vận tải vì nhiều doanh nghiệp phụ thu từ 40%-60% giá vé các tuyến chạy liên tỉnh.


Một chuyên gia của Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính cho biết vài năm trở lại đây, quy luật giá cả đã bị phá vỡ do tác động của nhiều yếu tố nội tại và tác động từ bên ngoài. Thông thường, cả quý I là thời điểm “xài” đến 50% chỉ số CPI của cả năm. Năm nay, rất có thể cũng là năm phá quy luật khi chỉ tính riêng hai tháng đầu năm, CPI lên đến  3,35% so với tháng 12 năm ngoái. Trong khi đó, đầu tháng 3-2010 sẽ tăng giá điện nên khó có thể hy vọng CPI tăng thấp hoặc giữ nguyên như mọi năm nên nguy cơ lạm phát tăng cao đang hiện hữu.


Lo lạm phát từ giữa năm


Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, ông Nguyễn Tiến Thỏa, cho biết khi xây dựng chỉ tiêu lạm phát 7%, các chuyên gia đã tính toán đến các yếu tố tăng giá xăng, giá điện, yếu tố tăng lương cũng như xu hướng giá thế giới theo dự báo của các tổ chức kinh tế lớn. “Các chuyên gia cảnh báo khó giữ mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 7% là có cơ sở. Chính phủ cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường trong tháng 3 để kịp thời có biện pháp điều chỉnh linh hoạt”- ông Thỏa nói. Đó là việc thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, giá, tài khóa, xuất nhập khẩu, chính sách thị trường. Nếu một trong các “mắt xích” này yếu, mục tiêu kiềm chế lạm phát không thể đạt được.


Ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại – Dịch vụ - Giá cả (Tổng cục Thống kê), đánh giá: Theo quy luật chung, mức tăng 3,35% của CPI hai tháng đầu năm chưa đáng lo ngại, vì cũng là mức tương đương với giai đoạn 2003-2007, thời điểm chưa có lạm phát và suy thoái. Nguy cơ lạm phát cao nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào giữa năm, khi bắt đầu đến độ trễ của việc nới lỏng chính sách tiền tệ của năm ngoái, cộng hưởng với mức tăng giá chung do kinh tế phục hồi rõ nét hơn. “Đây có thể là một diễn biến tăng CPI trái với quy luật hằng năm”- ông Thắng cảnh báo. Như vậy, việc kiềm chế lạm phát dưới hai con số vẫn có thể duy trì nhưng mục tiêu 7% rất khó đạt được.

 

                                                                                  Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Sản xuất an toàn - nâng cao giá trị na Đồng Tâm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), trên khắp các sườn, đồi nông dân tất bật thu hái na chính vụ. Những cây na trĩu quả khiến ai nấy cũng phấn khởi, bởi tuy năm nay nắng nóng kéo dài, quả na không được đẹp mã như mọi năm song bán vẫn được giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục