Đầu tư nuôi lợn thịt quy mô lớn mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình phụ nữ xa Long Sơn.

Đầu tư nuôi lợn thịt quy mô lớn mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình phụ nữ xa Long Sơn.

(HBĐT) - Năm 2005, Hội Phụ nữ xã Long Sơn, huyện Lương Sơn lần đầu tiên được tiếp cận nguồn vốn xoá đói, giảm nghèo trên danh nghĩa là một tổ tín chấp vay vốn của Ngân hàng CSXH với bộn bề những khó khăn, trong khi tổng số vốn vay là 709 triệu đồng thì số nợ quá hạn khó đòi lên tới 101 triệu đồng. Trước thực trạng đó, các cấp hội phụ nữ ở đây đã có nhiều giải pháp nhằm tận dụng nguồn vốn hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo một cách bền vững.

 

Chị Bùi Thị Dung, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Long Sơn cho biết: Là một xã thuộc vùng ATK, kinh tế thuần nông nên Long Sơn có nhiều ưu tiên trong việc vay vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình. Chính vì vậy, khi được ngân hàng CSXH ưu tiên chọn tín chấp giúp chị em vay vốn, Hội phụ nữ xã đã xác định đây vừa là thách  thức đồng thời cũng là cơ hội thoát nghèo của chị em.

 

Nắm bắt cơ hội, chị em phụ nữ xã Long Sơn đã mạnh dạn đứng ra tín chấp để giúp chị em có được nguồn vốn đầu tư sản xuất. Chị Dung cho biết: Song song với việc cho vay vốn, BCH Hội phụ nữ xã tích cực thu hồi số vốn quá hạn. Để làm được điều đó, sau khi rà soát lại một loạt các hộ vay vốn quá hạn, Hội thành lập các tổ vay vốn mới, trong đó ưu tiên lựa chọn chị em trong ban chấp hành, chi hội trưởng phụ nữ làm tổ trưởng vay vốn. Tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể để tuyên truyền hướng dẫn chị em sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao. Chính nhờ những hoạt động đó mà chỉ một năm sau, Hội đã hoàn thành thu 77 triệu đồng nợ quá hạn, đầu năm 2007, toàn xã Long Sơn không có chị em phụ nữ có nợ quá hạn, sâm tiêu.

 

“Ngược lại, hiện nay chị em mong muốn được vay vốn cao hơn để đầu tư làm ăn”, chị Dung chia sẻ. Sự chuyển biến đó bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, thay đổi cách nghĩ cách làm trong sản xuất, kinh doanh mà chị em phụ nữ ở đây đã đạt được qua một quá trình vận động nguồn vốn một cách hiệu quả vào phát triển kinh tế. Chị Nguyễn Thị Hồi, chi hội An Thịnh là một ví dụ. Ruộng ít nên gia đình chị Hồi xem  nghề làm chổi chít là thu nhập chính. Tuy nhiên, không có vốn đầu tư, nhà xưởng xuống cấp làm ẩm mốc nguyên vật liệu đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Đến khi được Hội phụ nữ tạo điều kiện cho vay 15 triệu đồng, chị đã tu sửa xưởng,  mở rộng sản xuất. Hiện nay, xưởng chổi của chị đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho hơn 10 lao động trong xã.

 

Cũng từng là một hộ nghèo như gia đình chị Hội, chị Đinh Thị Khoa (thôn Yên Lịch) lại tận dụng nguồn vốn bằng cách phát triển chăn nuôi hộ gia đình. Từ một con nghé đầu tiên mua được bằng nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, hiện nay gia đình chị đã có một đàn trâu 5 con. Chị tâm sự, “cầm tiền vốn vay về cũng suy nghĩ nhiều lắm, nợ nần muốn trang trải, con cái thiếu tiền đóng học nhưng rồi nghe theo lời khuyên của các chị trong tổ vay vốn nên quyết tâm đầu tư chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình”.

 

Trường hợp như chị Hồi, chị Nhung không phải là hiếm ở xã Long Sơn. Hiện cả xã có 225 hội viên phụ nữ được vay vốn, với tổng số vốn 1,9 tỷ đồng. Nhờ có vốn đầu tư và mạnh dạn áp dụng KH- KT vào sản xuất, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo xã giảm từ 248 hộ đầu năm 2009 xuống còn 77 hộ. Thu nhập bình quân đạt hơn 5 triệu đồng/ người/ năm.

                                                                                            Đinh Hoà

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục