Cam Cao Phong đang trên đường khẳng định thương hiệu.

Cam Cao Phong đang trên đường khẳng định thương hiệu.

(HBĐT) - Từ tháng 11/2007, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã chính thức công nhận lôgô nhãn hiệu hàng hóa cam Cao Phong của Công ty RQNS Cao Phong. Sản phẩm cam tươi của Công ty được khẳng định có chất lượng tốt, đạt giải Cúp vàng Hội chợ AgroViệt. Thương hiệu cam Cao Phong đã được khách hàng trong tỉnh, các tỉnh lân cận biết đến và tin dùng. 

 

Tuy nhiên, công tác quảng bá sản phẩm vẫn chưa tương xứng với chất lượng và kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều người tiêu dùng trong nước vẫn chưa biết đến thương hiệu cam Cao Phong.

 

Ông Bùi Văn Kẹn, Giám đốc Công ty Rau quả nông sản (RQNS) Cao Phong cho biết: Bộ sản phẩm cam, quýt quả của Công ty cung ứng ra thị trường gồm cam Xã Đoài lòng vàng; cam Đường Canh, chất lượng cao, lòng đỏ, vị ngọt mát; quýt Hoà Bình, vỏ màu đỏ vàng, lòng đỏ; cam V2, tép giòn, ít hoặc không có hạt. Các loại cam đều có tép mọng nước và được trồng, chăm sóc theo quy trình sạch, bảo đảm thời gian cách ly an toàn sản phẩm trước khi thu hoạch. Năm 2009, mặc dù thời tiết diễn biến bất thường, nhưng Công ty vẫn duy trì sản xuất ổn định. Đây cũng là năm vừa được mùa vừa được giá với sản lượng cam, quýt quả đạt trên 7.000 tấn, tăng 73% so với cùng kỳ. Từ thời điểm Tết Nguyên đán đến nay, cam V2 có giá bán 30.000 đồng/kg. Công ty đã bước đầu khẳng định được uy tín của mình trên thị trường bằng sản phẩm cam, quýt thương hiệu Cao Phong. Sản phẩm cam quả tươi đã giành giải Cúp vàng Hội chợ AgroViet, lọt vào TOP TEN thương hiệu Việt do tạp chí Thương hiệu Việt bình chọn. Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên ngành nông nghiệp có kinh nghiệm, tay nghề cao Công ty đã thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống chín muộn có giá trị. Dự kiến trong năm 2010, tổng diện tích kinh doanh của Công ty tăng lên 292,5 ha và có thể cung ứng ra thị trường từ 8.000 – 8.500 tấn cam, quýt quả, trong đó có giống cam V2 chất lượng cao, chín muộn. Có thể khẳng định, điều kiện khí hậu, đất đai ở vùng đất Cao Phong rất phù hợp với các loại cây có múi, nhất là cam, quýt.

 

Anh Hoàng Văn Lương, cử nhân nông nghiệp chuyên ngành Bảo vệ thực vật khẳng định: Công ty tăng cường đầu tư thâm canh theo chiều sâu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Nhưng quan trọng nhất là bón phân cân đối, bảo đảm nghiêm ngặt thời gian cách ly an toàn sản phẩm trước khi thu hoạch. Công ty xác định đó chính là cách để tạo lòng tin, uy tín cho sản phẩm, thương hiệu cam Cao Phong. Chính vì vậy, sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng trong tỉnh đặc biệt ưa chuộng, tin tưởng chất lượng.

 

Chị Nguyễn Minh Kiều, phường Thịnh Lang (TPHB) chia sẻ: Chị hoàn toàn yên tâm về cam, quýt Cao Phong vừa sạch, an toàn, vừa giàu vitamin C, tăng cường sức khoẻ. Từ khi có thai đến khi nuôi con chị chỉ tin dùng loại cam này.

 

Công ty đã tận dụng thế mạnh ở vị trí gần thành phố, cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi phát triển dịch vụ bán cam, quýt dọc tuyến quốc lộ 6. San ủi, sửa chữa đường, lô, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. Xây dựng Website với tiên miền www.rauquacaophong.com.vn, quảng cáo sản phẩm trên kênh VTV1 của Đài THVN. Tuy nhiên, theo ông Kẹn, công tác giới thiệu, quảng bá còn chậm và thiếu nguồn kinh phí mặc dù sản phẩm cam, quýt Cao Phong đã và đang có uy tín trên thị trường. Công ty đã nối mạng Internet nhưng chưa vận dụng có hiệu quả do trình độ của cán bộ phụ trách còn hạn chế, chưa có biện pháp tích cực để chiếm lĩnh thị trường. Để sản phẩm đến được với nhiều đối tượng khách hàng, Công ty xác định cần tăng cường công tác quảng bá, mở rộng thị trường, giữ vững và phát triển thương hiệu cam Cao Phong. Từng bước đưa sản phẩm vào các siêu thị lớn và xuất khẩu. Người lao động phải nhận thức được vấn đề quảng bá là một trong những chi phí đầu tư quan trọng để mở rộng thị trường. Tạo mọi thuận lợi cho khách đến mua hàng, không ép giá với quan điểm “thuận mua, vừa bán”. Tuyệt đối không đưa các sản phẩm cam, quýt Trung Quốc núp dưới thương hiệu cam, quýt Cao Phong bán cho khách hàng trên dọc tuyến quốc lộ 6.

 

                                                                                             Cẩm Lệ

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.

Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục