Từ năm 2009 tới nay, tội phạm và vi phạm pháp luật trong xuất khẩu lao động (XKLĐ) có xu hướng "ăn theo" suy thoái kinh tế. Khi điều kiện làm ăn tại nhiều nước không thuận, một số người lao động đã "chữa cháy" bằng cách nhắm hành vi phạm pháp vào chính đối tượng vốn là đồng nghiệp, đồng hương đang lao động cùng nhà máy, công trường

Thủ phạm tự xưng quan hệ VIP!

Qua theo dõi, Cơ quan CSĐT Bộ Công an nhận thấy, từ cuối 2009, đầu 2010, tiếp tục xuất hiện một số đường dây làm giả visa nhập cảnh nước ngoài (vào Australia, Tây Ban Nha, Anh…) của các đối tượng người Việt Nam có sự cấu kết với đối tượng người nước ngoài để đưa người Việt Nam với danh nghĩa đi du lịch hoặc đi lao động tại nước ngoài. Thực chất là để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân.

Các đối tượng trong nước nhận được "chỉ thị" từ đối tượng người Việt ở bên ngoài, tìm cách móc nối, lừa đảo, có vụ lừa tới hàng chục nạn nhân.

Chẳng hạn vụ Lưu Thị Kim Oanh, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội giả danh nhân viên của trung tâm tuyển mộ lao động Hàn Quốc để lừa nhiều người lao động tại Quảng Bình. Ngày 27/1, Phòng PC15 Công an TP Hà Nội bắt, khám xét khẩn cấp đối với Oanh.

Thủ đoạn của Oanh bị lật tẩy: Oanh tự giới thiệu là cán bộ của Trung tâm Đào tạo XKLĐ Taylo thuộc Công ty cổ phần XKLĐ và thương mại Bảo Việt, có khả năng đưa lao động đi Hàn Quốc với chi phí 11 nghìn USD/người, đi Cộng hòa Séc với chi phí 8 nghìn USD/người.

Oanh còn quảng cáo có mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, quan hệ với công ty tuyển lao động ở nước ngoài nên có thể thu xếp cho người lao động làm thủ tục xuất cảnh trong vòng 3 tháng sau khi nộp tiền. Hàng chục người ở Quảng Bình tin đó là thật, bán trâu bò, nhà cửa lo lót, rốt cuộc Oanh hẹn ngày nhận thông báo rồi chuồn…

CQĐT khám xét địa điểm của công ty Vineco trong vụ lừa đảo XKLĐ.

Các vụ án lừa đảo XKLĐ, đối tượng thường khai có quan hệ với người này, người kia có địa vị kinh tế ở nước ngoài, nhận làm việc cho tổ chức tuyển mộ lao động. Kỳ thực, đó chỉ là con bài đối tượng bịa ra nhằm tạo vỏ bọc.

Nạn nhân nữ dễ bị tổn thương

Một nghiên cứu cho thấy, trong số nạn nhân XKLĐ thì nữ dễ bị lừa và tổn hại nhất. Bởi vậy, nâng cao nhận thức cho lao động nói chung, đặc biệt với lao động nữ trong giao dịch và khi ra nước ngoài lao động là rất cần.

Ngày 11/3 vừa rồi, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Quỹ Phát triển phụ nữ Liên hiệp quốc (UNIFEM) thực hiện thí điểm tập huấn truyền thông về tăng quyền năng cho phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài.

Bà Suzette Mitchel, Trưởng đại diện UNIFEM tại Việt Nam thừa nhận, trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là quốc gia cử lao động ra nước ngoài làm việc với số lượng ngày càng tăng. Nhưng, các quyền cụ thể và nhu cầu của nữ lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn chưa được thể chế hóa trong các chính sách pháp luật, các quy định và dịch vụ liên quan.

"Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do những công việc mang tính chất đặc thù về giới, do vậy, vai trò theo dõi, đưa tin của các cơ quan thông tin đại chúng là rất quan trọng để kịp thời phát hiện và đưa ra công luận các vụ việc, hành động sai trái mà lao động nữ làm việc ở nước ngoài gặp phải" - bà Suzette Mitchel khuyến cáo. 

Nhiều hình phạt nghiêm khắc dành cho tội phạm XKLĐ.

Thực tế này được viện dẫn bởi hàng loạt vụ phụ nữ bị bạo hành, tra tấn, xúc phạm sức khỏe, nhân phẩm, bị lừa đảo… tại một số môi trường lao động. Trong các nguyên nhân dẫn đến hậu quả này, có lý do quan trọng về nhận thức và thiếu các yếu tố bảo vệ dành cho họ.

Một thống kê cho thấy, có đến 96% người bị lừa đảo là nông dân, họ là những người vì cuộc sống nghèo khó, có nhu cầu đi xuất khẩu lao động thật sự, nhưng do thiếu thông tin, hiểu biết về các doanh nghiệp nên dễ trở thành nạn nhân.

Ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước thừa nhận, năm 2009 và 3 tháng đầu năm 2010, việc người lao động phải trở về nước trước thời hạn vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế nhưng không ít trường hợp do chính lỗi của người lao động.

Trong khi đó, những nạn nhân của tội phạm trong XKLĐ đều rơi vào cảnh túng quẫn sau khi dốc hết tài sản để kiếm suất đi lao động tại nước ngoài, một số vì túng quẫn nên đã làm liều.

Đáng nói, một số doanh nghiệp không có chức năng XKLĐ cũng làm công tác tư vấn và thu tiền bất hợp pháp của người lao động dưới danh nghĩa đưa đi học và làm việc tại nước ngoài. Một số tổ chức, cá nhân lợi dụng sự cởi mở trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới đã lập lờ đánh lận, mượn danh nghĩa pháp nhân hoặc mạo danh các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động để núp bóng lừa đảo.

Trắng trợn hơn, có trường hợp thủ phạm mượn danh doanh nghiệp có uy tín, tự nhận người của doanh nghiệp đó đi tuyển lao động, thu phí. Vì thế mà nhiều người sau một thời gian dài đi học, đóng một khoản tiền lớn cho cò mồi mới hay mình bị lừa. Cũng không ít trường hợp được đi ra nước ngoài, sau đó rơi cảnh "mang con bỏ chợ"...

Theo số liệu thống kê, hằng năm, số vụ phạm pháp trong XKLĐ tăng mạnh. Nếu như năm 2005 có 43 vụ, năm 2006, con số này tăng lên 117 vụ, năm 2008 là 118 vụ, năm 2009 hơn 120 vụ (chưa thống kê đầy đủ)

 

                                                                     Theo CAND

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục