Nông dân thị trấn Cao Phong trồng dưa chuột vụ xuân đem lại thu nhập cao

Nông dân thị trấn Cao Phong trồng dưa chuột vụ xuân đem lại thu nhập cao

(HBĐT) - Năm 2009, công tác khuyến nông ở huyện Cao Phong đã tiếp tục giúp nông dân áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi mang lại lợi ích đáng kể. Nhận thức của người dân Cao Phong đã có nhiều chuyển biến tích cực trong tính toán làm ăn sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường...

 

Năm qua, Trạm KNKL huyện đã tổ chức 5 lớp tập huấn về qui trình thâm canh lúa, bưởi diễn, rau an toàn, gà an toàn sinh học cho trên 180 học viên tham gia; 14 lớp tập huấn tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng cho 700 học viên; 6 lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây keo, lát, trám cho 240 học viên; 3 lớp nuôi trồng thuỷ sản cho 100 học viên; 8 lớp kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm cho 320 học viên; 4 lớp kỹ thuật trồng cây mây cho 150 người và 1 lớp kỹ thuật xây dựng vườn ươm và thâm canh một số cây lấy gỗ kinh tế cho 50 học viên. Ngoài ra còn tổ chức 4 cuộc hội thảo tuyên truyền về thâm canh lúa thuần chất lượng năng suất, chăn nuôi gà an toàn sinh học...; đưa nhiều nông dân đi tham quan thực tế các mô hình trồng trọt-chăn nuôi hiệu quả cao ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Hoạt động này giúp nông dân tiếp cận cụ thể với các mô hình làm ăn có hiệu quả cao để học tập, tự trang bị cơ giới - nông cụ, đầu tư vốn và kiến thức khoa học-kỹ thuật ứng dụng vào điều kiện sản xuất, chăn nuôi của mình nhằm giảm thất thoát và nâng cao lợi nhuận...

 

Anh Đinh Văn Thái, Phó trưởng trạm KNKL huyện Cao Phong cho biết: Đã có rất nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng thành công vào sản xuất, cụ thể: Mô hình khảo nghiệm giống lúa mới SH14 tại xã Tân Phong và Dũng Phong với diện tích 2 ha, có 30 hộ tham gia. Giống lúa này có khả năng kháng bệnh khá tốt với rầy nâu, năng suất đạt 75 tạ/ha, nếu thâm canh tốt đạt 85-90 tạ/ha; Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học do Trung tâm KN-KN tỉnh hỗ trợ, qui mô 1.800 con, tỉ lệ nuôi sống lúc 10 tuần tuổi đạt trên 90%, khả năng tăng trọng lúc 75 ngày tuổi đạt 1,8-2,4 kg/con, mô hình thành công được nhân dân hưởng ứng cao và đã nhân ra diện rộng; Mô hình trồng rau an toàn thực hiện tại thị trấn Cao Phong với diện tích 2 ha, có 15 hộ tham gia, sau 3 tháng 1 ha đạt 60 tấn cho thu 12 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 8,5 triệu đồng. Mô hình này được bà con nông dân hưởng ứng cao... Thực tế cho thấy, hầu hết các mô hình đều đạt kết quả khá - tốt (trừ một vài điểm mô hình đạt thấp do những nguyên nhân bất khả kháng về thời tiết, dịch bệnh), có hiệu quả rõ rệt, tính thuyết phục cao và đi vào sản xuất. Ngoài ra, các hoạt động công tác khuyến nông như: tập huấn, hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn và chi trả phụ cấp cho khuyến nông viên và cộng tác viên khuyến nông. Các doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài tỉnh, các hội đoàn thể cũng chung tay góp sức đầu tư kinh phí và phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh làm mô hình, tập huấn và đào tạo kỹ thuật cho nông dân. Những hoạt động nói trên đã góp phần đáng kể nâng cao trình độ sản xuất, kỹ năng quản lý của cán bộ Khuyến nông – Khuyến ngư và nông dân, qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp, thu nhập và đời sống của nông dân trong huyện. Cũng theo anh Thái, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, cần trang bị những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ khuyến nông cho Khuyến nông viên xã nhằm nâng cao công tác khuyến nông, đáp ứng một phần những mong đợi và nhu cầu của bà con nông dân. Đồng thời phải lựa chọn hộ làm mô hình tốt vì đây là khâu quyết định sự thành công hay thất bại của mô hình khuyến nông.

 

Công tác Khuyến nông-Khuyến ngư năm 2009 của huyện Cao Phong góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, gắn với không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển theo chiều sâu, hiệu quả và bền vững, thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Từ những hiệu quả của các mô hình khuyến nông, nông dân Cao Phong đã và đang mạnh dạn đầu tư vốn, công sức để cải tạo đất, xây dựng chuồng trại... mở rộng sản xuất những sản phẩm cây, con mà thị trường cần để nâng cao thu nhập kinh tế cho gia đình nhanh chóng làm giàu chính đáng.

 

 

                                                                                        Đinh Thắng

  

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục