Xã An Bình, huyện Lạc Thuỷ phát triển KTTT đồi rừng cho thu nhập 60 triệu đồng/ha.

Xã An Bình, huyện Lạc Thuỷ phát triển KTTT đồi rừng cho thu nhập 60 triệu đồng/ha.

(HBĐT) - Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại đã dần khẳng định vị trí rõ nét trong quá trình thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đã giải quyết được những vấn đề mà kinh tế hộ gia đình trước đây khó có thể làm được như: tích tụ ruộng đất, tích luỹ vốn, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hoá lớn; tạo ra sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất cũng như thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; chủ động tiếp cận thị trường, tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm…

 

Bài 1: KTTT xu thế tất yếu của kinh tế hàng hoá

 

Kinh tế trang trại - Hướng phát triển bền vững

 

Huyện Lạc Thuỷ có 247 trang trại được cấp giấy chứng nhận, thì có 202 trang trại đạt tiêu chí do Bộ NN-PTNT và Tổng Cục Thống kê quy định, trong đó có 149 trang trại kinh tế tổng hợp, 18 trang trại chăn nuôi, 41 trang trại thủy sản, 10 trang trại trồng cây lâm nghiệp và 14 trang trại trồng trọt. Tổng diện tích đất nông lâm nghiệp của 202 trang trại đang hoạt động là 1.410,3 ha chiếm 6,23% diện tích đất nông lâm nghiệp toàn huyện, bình quân 6,98 ha/trang trại. Tổng thu nhập của tất cả các trang trại trên địa bàn một năm đạt 21.210 triệu đồng, bình quân một trang trại thu nhập 105 triệu đồng/năm.

 

Trang trại ở Lạc Thuỷ không chỉ sản xuất ra sản phẩm hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng đồng đều, mà còn ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc hình thành các trang trại là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Ông Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết: Nhận thức rõ điều này, những năm qua, huyện uỷ, UBND huyện Lạc Thuỷ luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm trong sản xuất nông nghiệp là khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn mở rộng quy mô sản xuất bằng việc xây dựng các gia trại, trang trại. Theo đó, huyện đầu tư xây dựng và hỗ trợ phát triển KTTT bằng các chương trình lồng ghép như: dự án 661 đã hỗ trợ cây giống và phân bón cho 43,2 ha rừng trị giá 85,4 triệu đồng; dự án cam đã hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trị giá 450 triệu đồng; dự án dê đã hỗ trợ giống dê lai và thức ăn 120 triệu đồng... Đồng thời thực hiện cơ chế cho các trang trại được vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT để đầu tư phát triển KTTT. Ngoài ra, UBND huyện đã trích 193 triệu đồng từ ngân sách hỗ trợ 20% lãi suất tiền vay ngân hàng của mức vay 40 triệu đồng và hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi cho các chủ trang trại. Vì thế, hàng trăm hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở Lạc Thuỷ đã được hỗ trợ giống vật nuôi, thức ăn, thuốc thú y, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, thông tin thị trường thông qua các chương trình khuyến nông - khuyến ngư, trợ giá giống cây trồng vật nuôi từ 20 đến 40%.

 

Bà Hoàng Thị Thu Hằng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thuỷ cho biết: "Ðối với những hộ sản xuất lớn, chúng tôi còn đề nghị ngân hàng tiếp cận cho vay vốn tạo điều kiện cho đối tượng này mở rộng quy mô sản xuất, hình thành trang trại". Bên cạnh đó, huyện còn thường xuyên tổ chức cho các chủ trang trại đi học hỏi kinh nghiệm ở một số nơi để khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế có cây con mới, mang lại giá trị kinh tế cao.

 

Cùng với các biện pháp hỗ trợ trên, KTTT ở Lạc Thuỷ những năm qua phát triển mạnh còn do có sự năng động của các thành phần kinh tế. Nhiều cánh đồng trước đây cấy lúa hiệu quả kém, nay được địa phương cho chuyển đổi, đã mang lại hiệu quả cao gấp từ 7 đến 8 lần so với cấy lúa.

 

Những nỗ lực từ nhiều phía đã làm cho bức tranh KTTT ở huyện Lạc Thuỷ những năm gần đây khởi sắc. Các mô hình KTTT này đã góp phần đáng kể vào tăng nguồn thu nhập cho nông dân, đẩy nhanh việc xóa đói, giảm nghèo; giúp nông dân vươn lên làm giàu; giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 600 lao động và hàng trăm lao động thời vụ; góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Lạc Thuỷ.

 

KTTT – Đòn bẩy phát triển kinh tế hộ

 

Ông Nguyễn Trường Phong, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình cho biết: Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào hoạt động của Hội, phong trào nông dân làm KTTT đã có bước phát triển ở nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh đa dạng, phong phú. Hội Nông dân từ tỉnh đến cơ sở đóng vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, cổ vũ đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hoà Bình về phát triển KTTT. Đồng thời đẩy mạnh chương trình phối hợp với các ngành chức năng tạo điều kiện giúp đỡ cho các hộ về vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật, vật tư phân bón…cũng như tạo cơ hội thuận lợi để nông dân tiếp cận với “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) trong việc tổ chức KTTT. Do có tác động tích cực từ phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, trong tổng số 30.000 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của Hoà Bình hiện nay, có 521 hộ có trang trại, thu hút hàng nghìn lao động. KTTT đã góp phần nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho nhân dân, tăng vốn rừng và cải thiện môi trường sinh thái. Ông Hà Ngọc Sơn, Chi cục phó Chi cục phát triển nông thôn cho rằng, KTTT là bước phát triển mới của kinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá với quy mô lớn gắn với thị trường vì vậy đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sang sản xuất hàng hoá mũi nhọn, tập trung quy mô lớn. Phát triển KTTT chính là tiền đề cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, thực phẩm và là động lực thúc đẩy các loại hình dịch vụ cùng phát triển.

 

Ông Lê Văn Thạch, Trưởng phòng Kinh tế hợp tác và xây dựng nông thôn mới, Chi cục phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 521 trang trại, trong đó có 215 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận KTTT. KTTT đã thu hút gần 2.000 lao động, góp phần giảm áp lực lao động cho các địa phương. Tuy nhiên trang trại ở tỉnh ta chủ yếu là vừa và nhỏ, chưa có các khu, vùng chăn nuôi tập trung lớn. Phần lớn các địa phương chưa có quy hoạch phát triển KTTT, không tạo được sự liên kết với định hướng phát triển chung của cả vùng, vì vậy các loại hình trang trại phát triển không bền vững.

 

Bài 2: Phát triển KTTT gắn với quy hoạch phát triển KT-XH

                                                                                       Đinh Thắng

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục