Trong điều kiện hệ thống điện thiếu nguồn trầm trọng như hiện nay, huy động vốn để xây dựng một nhà máy thủy điện (dù công suất nhỏ) phát lên lưới điện mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường chính là việc làm thiết thực góp phần giảm thiểu khó khăn cho ngành điện, đồng thời cũng là một hình thức tiết kiệm điện năng cho đất nước.

 
Với nhận thức như trên, một số CBCNV ở Thái Nguyên (trong đó phần lớn là cán bộ về hưu) đã  thành lập Công ty cổ phần thủy điện hồ Núi Cốc, góp những đồng tiền rút ra từ các sổ tiết kiệm để xây dựng một nhà máy thủy điện nhỏ ở chân đập phía nam hồ Núi Cốc, thuộc xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên. Nhà máy này tận dụng sức chảy của kênh dẫn nước tưới cho nông nghiệp và nước sinh hoạt cấp cho hồ chứa  nước sinh hoạt Tích Lương, TP Thái Nguyên để phát điện.


Nhà máy có ba tổ máy phát điện, công suất mỗi tổ máy 630 kW (thiết bị Trung Quốc); một máy biến thế tăng áp 2.500 kVA - 0,4/22 kV (do Công ty cổ phần chế tạo máy biến áp điện lực Hà Nội sản xuất); xuất tuyến của nhà máy đấu lên đường dây 22 kV của trạm biến áp 110 kV Ðán;  tổng giá trị toàn bộ công trình 32,5 tỷ đồng. Sau hơn một năm xây dựng, lắp đặt và hiệu chỉnh thiết bị... các tổ máy phát điện tốt, đầu tháng 8-2009 nhà máy đã chính thức hòa lưới điện quốc gia phát điện thương mại với công suất cao nhất 1,89 MW.


Hiện nay mỗi ngày nhà máy phát lên lưới điện khoảng 30.000 kW giờ (đủ lượng điện năng cấp riêng cho vùng chè Tân Cương). Gần 10 tháng vận hành, nhà máy đã phát được là 4,37 triệu kW giờ điện (bằng sản lượng điện toàn tỉnh Thái Nguyên dùng trong một ngày), góp phần thiết thực và tích cực giảm thiểu khó khăn cho tình trạng thiếu điện mùa khô khắc nghiệt hiện nay.
 
 
 
                                                                            Theo ND

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục