Ngành sữa nước ta đã phát triển khá nhanh từ khi có QÐ số 167/2001/QÐ-TTg ngày 26-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010, thế nhưng vẫn còn không ít thách thức để ngành sữa ngang tầm khu vực và thế giới.

 
Sau hiện tượng nuôi bò nhập nội tập trung quy mô lớn không thành công của một số tỉnh,  các trại nuôi hàng nghìn con bò sữa của Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Ðịnh phải chuyển cho Công ty Vinamilk quản lý thì người ta càng hiểu rằng, chăn nuôi bò sữa  là ngành đòi hỏi kỹ thuật, đầu tư cao. Do có thế mạnh về vốn, kỹ thuật, thương hiệu lại sẵn nhà máy chế biến sữa hiện đại, mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, các trại bò sữa trên đang vận hành khá tốt.
 
Gần đây việc Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH bắt tay đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa hiện đại gây sự chú ý cho dư luận. Lần đầu một Công ty cổ phần ở nước ta đầu tư phát triển bò sữa trên nền công nghệ cao: giống nhập từ Niu Di-lân, công nghệ trọn gói nhập từ I-xra-en từ thiết kế chuồng trại, trồng cỏ cao sản, tưới tiêu, đến hệ thống quản lý, với việc thuê chuyên gia I-xra-en đảm nhận toàn bộ việc quản lý trong ba năm đầu. Dự án đã được triển khai với tốc độ rất nhanh: đã nhập đợt đầu 4.600 con bò sữa trong hợp đồng nhập 18 nghìn con đã ký với Công ty Niu Di-lân. Theo lãnh đạo Công ty TH, đây sẽ là một hướng đi mới trong phát triển ngành sữa Việt Nam.
 
Việc có một công ty cổ phần chịu bỏ vốn lớn đầu tư cho ngành bò sữa, nhập công nghệ trọn gói từ một nước nhiệt đới I-xra-en nổi tiếng là đáng hoan nghênh. Theo kế hoạch dự kiến thì đến năm 2020, tổng đàn bò sữa sẽ đạt hơn 273 nghìn con, gấp hơn hai lần số lượng đàn hiện nay của cả nước. Ngành chăn nuôi nước ta đang cần, đang chờ đợi nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực này. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp nước ngoài khá dè dặt khi chọn các lĩnh vực đầu tư cho chăn nuôi vào Việt Nam. Có thể thấy làn sóng đầu tư mạnh nhất là cho thức ăn công nghiệp, con giống và thuốc chữa bệnh là những lĩnh vực chắc ăn. Việc nuôi con vật để tạo ra sản phẩm là phần để dành cho nông dân. Vì vậy mà tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp và cho chăn nuôi luôn luôn thấp hơn so với các ngành kinh tế khác. 
 
Gần đây, không chỉ Công ty sữa Mộc Châu hay Vinamilk mà một số công ty chế biến sữa khác cũng ngày càng chú ý hơn đến việc xây dựng mạng lưới nguyên liệu sữa cho mình thông qua việc hỗ trợ chăn nuôi bò sữa ở nông hộ. Có lẽ đây là kiểu hợp tác đáng khuyến khích của ngành sữa, nó giúp người chăn nuôi nhỏ nâng cao chất lượng sản phẩm  sữa, giúp nông dân tiếp cận thị trường. Các công ty đang giúp người chăn nuôi nhỏ tăng số lượng bò sữa nuôi để dễ tiếp thu kỹ thuật mới. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều trở ngại lớn đang cản trở sự phát triển nghề nuôi bò sữa ở nước ta. Ðó là chúng ta hầu như vẫn chưa có quy hoạch cho vùng chăn nuôi. Cùng với công nghiệp hóa, phát triển giao thông, những trại chăn nuôi lớn sẽ phải di chuyển, bởi bị coi là đối tượng gây ô nhiễm môi trường. Muốn nuôi bò sữa theo kiểu trang trại lớn thì phải có đất rộng để trồng cỏ, làm chuồng, nhưng giá đất hiện nay ở nhiều vùng là quá đắt, vì thế người nuôi chỉ biết xoay xở trên diện tích nhỏ bé hiện có của gia đình. Những vướng mắc trên, trong kế hoạch phát triển bò sữa mười năm đều có đề cập, nhưng nó vẫn là trên giấy, chưa thấy các biện pháp, chính sách hữu hiệu.
 
Việc nhập nuôi ồ ạt một số lượng lớn bò sữa - một đối tượng rất nhạy cảm không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn thông minh. Khi mà thị trường sữa nội địa đang ưu ái các công ty chế biến và nhập sữa vì nhu cầu sữa ở đây còn rất lớn và giá bán lại đắt hơn thị trường bên ngoài. Nhưng với tiến triển của hội nhập kinh tế, rào cản thuế quan bị gỡ bỏ, các công ty sẽ không thể sản xuất bằng mọi giá. Ngoài ra chi phí cho bảo vệ môi trường để nuôi tập trung quy mô lớn lại tốn kém .
 
Ðối với một nước nông nghiệp, đất chật người đông như nước ta, việc tạo công ăn việc làm luôn là nỗi lo hàng đầu. Mô hình nuôi có thể có nhiều, có cái thiên về hiện đại của các công ty lớn - ở đó máy móc sẽ thay sức người; có những cái nhỏ trên cơ sở nông hộ, huy động được hàng trăm nghìn lao động, từ đó hợp lại mới có một ngành sữa lớn giải quyết được nhu cầu xã hội trên nhiều mặt. Nhất là từ khi Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn ra đời sẽ tác động tích cực đến phát triển bền vững ngành sữa nói riêng và nông nghiệp, nông thôn nói chung. 
 
 
 
                                                          Theo Báo ND
 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục