Tính đến ngày 5.10, theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nguy cơ vỡ đập thuỷ điện Hố Hô đã được giải cứu.

Mực nước các hồ thủy điện nhích chậm. Tháng 10, hệ thống vẫn thiếu công suất dự phòng.

Dòng nước dữ đã được thoát qua 3 cửa xả lũ của đập thuỷ điện Hố Hô khiến mực nước hồ giảm 7m, còn khoảng 60,5m so với mực nước dâng tối đa. Tuy nhiên, tình hình chung của các hồ thuỷ điện trên toàn quốc thì vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, các hồ thuỷ điện miền Trung như Quảng Trị, A Vương, Sông Hinh, Yaly, Trị An... do không có lũ đổ từ thượng nguồn, nên hầu hết đều rất thấp, thậm chí cận kề mực nước chết.

Các hồ thuỷ điện đang vất vả chống đỡ với mưa lũ. 	Ảnh. P.V
Các hồ thuỷ điện đang vất vả chống đỡ với mưa lũ. Ảnh. P.V

Thuỷ điện vẫn kêu như… vạc!

Cục trưởng Cục An toàn kỹ thuật và môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương)- ông Đỗ Quang Vinh, cho biết, mặc dù đập thuỷ điện Hố Hô đã qua cơn nguy biến, nhưng việc giám sát các hồ thuỷ điện trên toàn quốc vẫn đang được cục tiến hành một cách cẩn trọng. Năm nay là năm đầu tiên Bộ Công Thương ban hành thông tư về quy trình phòng, chống lụt bão đối với các hồ thuỷ điện (công suất trên 30MW). Tuy nhiên, quá trình khảo sát các hồ thuỷ điện năm nay, trái ngược với mùa lũ tần suất cao của năm ngoái, tại thời điểm này, các nhà máy thủy điện đều “kêu như vạc”. Lũ không xuất hiện ở thượng nguồn các dòng sông lớn, nên nước về các hồ thủy điện hiện rất thấp. Tính đến ngày 4.10, mực nước các hồ thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Tuyên Quang, Trị An, Yaly, Đại Ninh... có tăng hơn so với những ngày cuối tháng 9, nhưng thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm này năm ngoái và thiếu hụt so với mực nuớc thiết kế tới hàng chục mét. Cụ thể, hồ A Vương, mức nước thấp hơn so với thiết kế là 39,7m, hồ Pleikrong là hơn 32,3m, hồ Hàm Thuận 29,6m...

Hầu hết các nhà máy thuỷ điện trên cả nước đều trong tình trạng chạy cầm chừng. Ông Đặng Hoàng An, Phó TGĐ EVN cũng xác nhận thông tin này khi vừa đi thị sát một số khu vực miền Trung. Hàng loạt các hồ thuỷ điện đều gặp khó khăn khi buộc phải điều tiết cầm cự trong mùa lũ. “Nếu như mọi năm, nước về nhiều, thuỷ điện phát sản lượng cao, sẽ giúp cho các tổ máy nhiệt điện bớt căng thẳng, có thể tách ra để sửa chữa lớn, chờ đến huy động mùa khô. Trong 9 tháng, lượng nước thiếu hụt nghiêm trọng đã lên tới 33,3 tỉ mét khối so với trung bình nhiều năm, tương đương với việc hệ thống điện mất một sản lượng điện lên tới 5,94 tỉ kW”.

Tháng 10, vẫn không có dự phòng nguồn điện

Trong khi thủy điện “đại hoạ” thì các nguồn điện khác cũng không dư dả. Trong tháng 9, nguồn khí Cửu Long cấp cho các nhà máy điện khu vực Phú Mỹ, Bà Rịa- Vũng Tàu bị ngừng sản xuất từ 7-17.9 để sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ đã chỉ còn cấp được 0,55 triệu mét khối/ngày. Các nguồn khác là khí Nam Côn Sơn cấp tối đa 15,5 triệu mét khối/ngày, khí mỏ PM3 cấp 4,4 triệu mét khối/ngày, nhưng tổng nguồn cung nhiệt điện khí vẫn thiếu hụt.

EVN đã khai thác tối đa các tổ máy nhiệt điện than hiện có, nhiệt điện turbin khí và tăng mua điện Trung Quốc (khoảng trên 4 tỉ kWh), nhưng do một số tổ máy nhiệt điện than mới bị sự cố, chưa vận hành trở lại nên hệ thống đã có thời điểm thiếu công suất, buộc phải cắt điện luân phiên. “Đây là tình trạng ít khi xảy ra vào giữa mùa mưa do thủy điện không huy động được hết công suất”, ông Nguyễn Phúc Vinh - TGĐ TCty Điện lực miền Bắc than phiền - đây là TCty có lượng sa thải phụ tải lớn nhất miền Bắc. Mặc dù lượng điện sa thải chưa được ông tính toán cụ thể, song đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của các địa phương trong vùng TCty cung ứng.

Tình hình vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trong tháng 10 và đặc biệt các tháng mùa khô 11 và 12.2010. EVN dự báo, tình hình cung cấp điện vẫn tiếp tục căng thẳng, hệ thống điện sẽ thiếu công suất đỉnh do các nhà máy nhiệt điện than mới bị sự cố chưa vận hành trở lại, một số tổ máy khác buộc phải tách ra khỏi hệ thống để sửa chữa do quá thời hạn. Từ ngày 15- 23.10, PVN lại thông báo sẽ cắt khí khu vực PM3 (hiện cấp cho cụm Nhà máy điện Cà Mau (1.500MW) để bảo dưỡng hệ thống khí theo kế hoạch. Dự kiến trong tháng 10, sản lượng điện trung bình ngày toàn hệ thống ở mức cao 287,7 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất dao động từ 15.500 -16.000 MW nên hệ thống điện quốc gia sẽ tiếp tục không có dự phòng.

                                                                               Theo Báo Laodong

Các tin khác


Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục