Người tiêu dùng TP Hòa Bình quan tâm đến chất lượng hàng Việt.

Người tiêu dùng TP Hòa Bình quan tâm đến chất lượng hàng Việt.

(HBĐT) - Chưa có thống kê chính xác về những giá trị kinh tế mà cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mang lại, song thực tế một năm qua, cuộc vận động với chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” đã trở thành một trong những giải pháp kích cầu tiêu dùng hiệu quả, đáp ứng mong đợi của các nhà sản xuất, doanh nghiệp.

 

Từ tháng 8/2009 đến nay, Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) đã tổ chức thực hiện 14 hội chợ, trong đó có 3 hội chợ cấp tỉnh và 11 hội chợ cấp huyện, thành phố. 3 hội chợ cấp tỉnh là Hội chợ thương mại Hòa Bình năm 2009 từ ngày 6-12/1/2010; Hội chợ Công nghiệp Thương mại Hòa Bình 2010 từ 7 - 13/4/2010 với 120 gian hàng trong nước và quốc tế; Hội chợ thương mại hàng tiêu dùng Hòa Bình 2010 sẽ diễn ra từ ngày 12-19/12/ 2010. Đặc biệt là chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” với sự hỗ trợ của Cục xúc tiến Thương mại và Trung tâm nghiên cứu kinh doanh & hỗ trợ DN (BSA) đã được tổ chức tại 2 huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, mở ra hướng tiếp cận thị trường mới chiếm hơn 70% dân số mà bấy lâu các DN trong nước còn bỏ ngỏ.

 

ông Đinh Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương cho rằng: Mục đích đưa hàng Việt về nông thôn là cuộc đấu tranh giữa hàng thật với hàng giả, giữa hàng Việt chất lượng, giá thành cao với hàng nhập lậu chất lượng thấp nhưng bắt mắt người tiêu dùng. Với phần đông người dân nông thôn có nguồn thu nhập thấp, giá thành vẫn là yếu tố bước đầu hấp dẫn họ. Bên cạnh đó, hầu hết tại các chợ huyện, hàng phẩm cấp thấp, hàng giả, hàng nhái,  hàng không nhãn mác, xuất xứ vẫn được bày bán tràn lan. Chính sự thiếu vắng hàng Việt tại các phiên chợ này trong một thời gian dài đã tạo nên thói quen dùng hàng kém phẩm chất, giá thành rẻ của người dân vùng này. Đây cũng là rào cản lớn nhất của hàng nội khi về nông thôn.

 

Tuy nhiên, thời gian gần đây, vấn nạn hàng kém phẩm cấp có chứa các độc tố gây hại ảnh hưởng đến sức khoẻ đã phần nào giúp người dân thay đổi nhận thức về hàng Việt. Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” diễn ra tại 2 huyện Lạc Sơn và Kim Bôi trong 4 ngày, sản phẩm hàng hoá chủ yếu là hàng Việt Nam chất lượng cao, do chính các nhà sản xuất trực tiếp mang hàng về bán đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Chị Lê Thị Ngọc Mai ở phố Bưởi, xã Hạ Bì (Kim Bôi) bày tỏ: Tôi rất ấn tượng với chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”. Tuy giá cả một số mặt hàng nội địa cao hơn những hàng hoá bày bán ở các chợ huyện, chưa thực sự phù hợp với kinh tế eo hẹp của nhiều người nhưng bước đầu đã giúp chúng tôi tiếp cận với hàng Việt chất lượng. Đồng thời, nhìn nhận được những khác biệt giữa hàng Việt Nam với hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng. Tiếc là thời gian tổ chức quá ngắn, không ít người tiêu dùng biết đến thì chương trình đã kết thúc.

 

Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” không hẳn là chương trình bán hàng mà trước hết là chương trình tiếp thị, quảng bá tập trung, tạo “cầu nối” và ấn tượng mạnh giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.  Qua các hội chợ trên địa bàn tỉnh cho thấy, hàng Việt đã có sức hút và chỗ đứng nhất định với người dân. Tổng số hàng hoá bán lẻ tại mỗi  Hội chợ bình quân đạt từ 900 triệu - 2,5 tỷ đồng. Riêng chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” với 2 phiên chợ tại huyện Lạc Sơn và  Kim Bôi từ ngày 24 – 27/6 có sự tham gia của 21 doanh nghiệp Việt Nam, đạt mức doanh thu gần 1 tỷ đồng, thu hút 22.100 lượt người đến tham quan, mua sắm. Mặt khác, chương trình giúp các nhà sản xuất hiểu rõ nhu cầu tiêu dùng ở khu vực nông thôn và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá cùng loại trên thị trường, hỗ trợ tiểu thương, người bán lẻ nâng cao khả năng kinh doanh qua tập huấn, huấn luyện, tạo kết nối  các nhà phân phối, nhà bán lẻ tại địa phương và doanh nghiệp sản xuất.

 

 Đồng hành với chương trình, 60 học sinh nghèo vượt khó của 2 huyện đã được nhận phần quà khuyến học của các công ty Vissan, Nutifood, Namilux, Lix, Hoà Hợp. 600 người cao tuổi được Công ty Traphaco tư vấn sức khoẻ.

 

 

                                                                                               Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục