Giá rau tại chợ Ngọc Hà (HN) sáng 7.2 tăng gấp đôi so với ngày thường.

Giá rau tại chợ Ngọc Hà (HN) sáng 7.2 tăng gấp đôi so với ngày thường.

Hôm qua (mùng 5 tết - tức 7.2), nhiều điểm chợ nội thành Hà Nội đã rục rịch mở cửa với đầy đủ các mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Theo ghi nhận vào sáng qua, giá cả nhiều mặt hàng, đặc biệt là rau xanh tăng giá gấp đôi so với ngày thường.

 

Giá rau tăng gấp đôi

Tại chợ Ngọc Hà (Q.Ba Đình), khoảng hơn 10 sạp rau xanh đã bày bán từ sáng sớm với nhiều loại rau tươi xanh trông rất ngon mắt. Bác Lan - một tiểu thương bán rau ngay cổng chợ - vừa đon đả mời chào vừa tặc lưỡi: “Sáng ra chen chân mãi mới chọn được ít rau ngon và tươi đây. Sau tết rau vẫn đang khan lắm nên tăng giá là chuyện đương nhiên!”. Rau tại đây được bán với mức giá cao đến chóng mặt: Rau cần 15.000đ/mớ, su hào 10.0000đ/củ, dưa chuột 25.000đ/kg, bắp cải 14.000đ/kg, nấm kim châm 30.000đ/gói... So với thường ngày, hầu hết các loại rau xanh đã đội giá lên gấp đôi, thậm chí gấp ba, khiến không ít bà nội trợ giật mình. Xách làn đi chợ từ sáng sớm, chị Hoa - sống ở gần chợ Ngọc Hà - lắc đầu ngao ngán: “Định làm bữa lẩu đãi bạn bè trưa nay, giờ rau đắt gấp đôi gấp ba ngày thường thế này thì tiền rau kiểu gì cũng đắt hơn tiền thịt.

Thôi thì đành bấm bụng mua vậy!”. Nhiều khách hàng tại chợ sau nhiều vòng khảo giá đều có tâm lý là chấp nhận thực tế rau đắt, bởi đây là tình trạng chung tại thời điểm này mọi năm.

Tại nhiều chợ bán lẻ khác như Cầu Giấy, Thành Công… giá rau xanh cũng không rẻ hơn là bao, nhiều mặt hàng chỉ xê dịch giá trong khoảng 3.000 - 5.000đ tùy loại rau củ quả. Theo nhiều tiểu thương ở chợ Cầu Giấy, năm nào cũng vậy, cứ khoảng sau tết một tuần thì may ra rau xanh mới rẻ trở lại, thậm chí sẽ rẻ hơn đáng kể so với thời điểm trước tết, bởi sắp đến chính vụ thu hoạch của nhiều loại rau được trồng trước tết như su hào, bắp cải, khoai tây… Do thời tiết trước Tết Tân Mão rét đậm kéo dài, nên hầu hết các loại rau xanh đều phải chờ sau tết mới vào vụ thu hoạch. Một nông dân trồng rau ở xã Tây Tựu (huyện Từ Liêm) thở dài: “Chẳng mấy nữa mà thu hoạch mấy sào su hào, nhà nào cũng thu hoạch trong một dịp nên rồi su hào sẽ lại rẻ như cho đây!”. Theo bà con, giá su hào trong nhiều ngày tới khi chính vụ sẽ hạ giá mạnh, theo đó sẽ còn khoảng 1.500đ - 2.000đ/củ giá mua buôn.

Quen với tăng giá

Không chỉ tăng giá rau xanh, nhiều loại thực phẩm khác hiện cũng đang ở mức giá cao so với thời điểm trước tết. Tại chợ Hoa Sen (Giảng Võ), giá thịt bò dao động từ 230.000 - 250.000đ/kg, giá thịt gà từ 120.000 - 135.000đ/kg tùy loại. Cá trắm đen ở mức giá khoảng gần 200.000đ/kg. Các mặt hàng hải sản cũng đều tăng giá hơn với khoảng 20% so với ngày thường. Riêng mặt hàng thịt lợn vẫn ở mức giá khá ổn định: Thịt lợn mông giá 110.000đ/kg, sườn nạc giá 80.000đ/kg… Cả rau củ và thịt, cá đều tăng giá đáng kể, song theo ghi nhận, sức mua không vì thế mà giảm, ngược lại không khí mua bán khá tấp nập. Nhiều khách hàng cho hay, sau những ngày tết chỉ toàn thịt đông, chân giò, bánh chưng… thì hiện tại bữa ăn của họ cần nhiều các loại rau củ, cá hay hải sản cho đổi vị. Chính vì thế nên dù giá có tăng, nhiều người dân vẫn vui vẻ chấp nhận như một thói quen “đến hẹn lại lên” vào mỗi năm. Anh Nam - khách hàng ở chợ Nam Đồng (Q.Đống Đa) - hồ hởi: “Xung phong đi chợ giúp vợ, vợ tôi dặn là rau củ tăng cũng đừng có hoảng hốt.

Dịp Tết Tân Mão được đánh giá có sức mua sôi động hơn năm ngoái cũng như nhiều năm gần đây với khoảng 20 - 25%. Chủng loại các mặt hàng thực phẩm theo đó cũng phong phú hơn, nguồn cung dồi dào hơn nên sau tết không xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa. Theo dự báo, giá cả các loại thực phẩm sẽ sớm bình ổn trở lại trong khoảng một tuần tới.

Bộ Công Thương nhận định: Giá cả hàng hoá cơ bản không tăng đột biến

Theo báo cáo nhanh của Bộ Công Thương về tình hình giá cả thị trường trong dịp Tết Tân Mão 2011, nhờ sự chủ động ứng phó, chỉ đạo các ngành chức năng và doanh nghiệp trong việc dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường nên trong những ngày Tết Nguyên đán, tình hình cung - cầu hàng hóa khá ổn định, không có hiện tượng găm hàng, đẩy giá lên. Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết miền Bắc rét đậm kéo dài, tết nghỉ dài ngày cũng khiến một số mặt hàng sẽ có nguy cơ tăng giá, tạo nên mặt bằng giá mới.

Theo Sở Công Thương TP.Hà Nội, nhờ có sự chuẩn bị chân hàng phục vụ tết mà trên địa bàn HN đã không xảy ra hiện tượng khan hàng, đẩy giá lên, trong khi nhu cầu hàng hóa trong dịp tết đã tăng tới 22% so với nhu cầu bình thường.

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng nhận định: Trong tháng 2 là tháng tết và sau tết, tình hình thị trường có một số yếu tố tác động như: Nhu cầu về hàng hóa dịch vụ dự báo tăng 20%. Do nghỉ tết kéo dài, sau tết lại có nhiều lễ hội, nhu cầu di lại, du lịch, mua sắm của người dân gia tăng; sức mua có khả năng thanh toán tăng nhanh do lượng kiều hối và đầu tư gia tăng... Tình hình thời tiết, dịch bệnh có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là rét đậm, rét hại, hạn hán tại miền Bắc... sẽ gây sức ép làm tăng giá lương thực, thực phẩm.    

 

                                                                                   Theo LaoDong

 

 

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục