Năm 2010, nền kinh tế thế giới đã có những tín hiệu khả quan đang thoát ra khỏi cơn khủng hoảng nhưng chưa có chuyển biến vững chắc. Trong bối cảnh đó, việc đẩy nhanh triển khai dự án trọng điểm Nhà nước, xây dựng Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) sớm bàn giao mặt bằng cho công ty liên doanh theo cam kết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tạo niềm tin và sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia dự án, bảo đảm tiến độ xây dựng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

 

Nhận thức đầy đủ ý nghĩa quan trọng của giai đoạn đầu giải tỏa san lấp mặt bằng của dự án liên quan đến tiến độ toàn dự án, năm qua Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã tập trung chỉ đạo Ban Quản lý dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn thực hiện các nhiệm vụ được giao, tìm mọi giải pháp tháo gỡ khó khăn để đạt mục tiêu tiến độ. Sau một năm phấn đấu quyết liệt, tổ chức lao động tăng ca, các hạng mục cơ sở hạ tầng Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn do PVN làm chủ đầu tư đã hoàn thành một khối lượng công việc lớn. Ðến hết năm 2010, diện tích rà phá bom mìn trên cạn gồm mặt bằng chính, khu vực hành lang và khu vực dải đất dọc bờ biển đã hoàn thành 100% khối lượng công việc. Từ cuối tháng 12-2010, bắt đầu triển khai rà phá bom mìn phần diện tích dưới nước. Hiện nay, trên toàn bộ diện tích mặt bằng nhà máy đã hoàn thành san lấp mặt bằng cơ bản với tổng khối lượng san lấp trong năm 2010 là 4,89/4,89 triệu m3, đạt 100% kế hoạch. Nếu tính cả khối lượng san lấp giai đoạn 1 thì khối lượng đã thi công lên đến hơn chín triệu m3. Ðối với hạng mục thi công mặt bằng khu tuyến ống (khu E) đã bóc đất hữu cơ với khối lượng 50 nghìn m3, san nền 265 nghìn m3. Quá trình thi công gặp khó khăn do giải phóng, bàn giao mặt bằng chậm nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của tập đoàn, sự nỗ lực của Ban quản lý dự án (QLDA) và phấn đấu của các nhà thầu cùng với sự phối hợp của chính quyền địa phương công tác san lấp mặt bằng nhà máy với diện tích 328 ha đã hoàn thành. Dự kiến đến cuối tháng 2-2011 sẽ xong phần thi công san lấp hoàn thiện, bảo đảm tiến độ bàn giao mặt bằng cho Công ty liên doanh và tổng thầu EPC.

Tiến độ xây dựng các hạng mục hạ tầng cơ sở do UBND tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư và PVN ứng vốn cũng được đẩy nhanh. Tỉnh đã di dời 454 hộ dân ra khỏi mặt bằng nhà máy, khu vực hành lang tuyến ống đã giải phóng mặt bằng (GPMB) 28/30 ha với số hộ dân di chuyển 210 hộ dân, còn khu dải đất dọc ven biển giải phóng được 31/36 ha, sẽ hoàn thành công việc GPMB trong tháng 1-2011. Ðặc biệt trong năm 2010 đã chi trả tiền đền bù và GPMB diện tích đất thổ cư với 664/672 hộ có nhà cửa, vật kiến trúc. Ðây là một cố gắng rất lớn của Ban QLDA và chính quyền địa phương. Cùng với tiến độ giải phóng, san lấp mặt bằng, để góp phần ổn định đời sống và sinh hoạt cho các hộ dân phải di dời, PVN đã tạm ứng vốn cho UBND tỉnh Thanh Hóa triển khai xây dựng các khu tái định cư thiết kế theo tiêu chuẩn đô thị loại IV với tổng mức đầu tư ước tính 260,3 tỷ đồng, đã hoàn thành cơ bản, số vốn đã ứng lũy kế đạt 120 tỷ đồng.

Ðồng chí Trịnh Xuân Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Công ty xây lắp dầu khí Thanh Hóa (PVCTH) cho biết: Do yêu cầu về thời gian và tiến độ san lấp mặt bằng, cộng với thời tiết thi công không thuận nhưng với quyết tâm cao, các lực lượng thi công trên công trường đã tổ chức lao động liên tục để chủ động tiến độ san lấp toàn bộ diện tích 328 ha. Trên diện tích rộng lớn này, việc giải phóng, bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công chậm nên nhà thầu tranh thủ thời gian vận chuyển dự trữ đất san lấp để khi bàn giao xong là tổ chức thi công ngay. Giải pháp bù đắp tiến độ bị chậm là dồn sức, tập trung phương tiện và nhân lực cho công trường, từ tháng 7-2010 đến nay tổ chức thi công ba ca liên tục. Ở các mỏ khai thác vật liệu tăng cường thiết bị đập và nghiền đá bảo đảm vật liệu san lấp đáp ứng yêu cầu khắt khe của đối tác nước ngoài và đủ khối lượng cho thi công.

Sau khi hoàn thành cơ bản gói thầu san lấp mặt bằng, hiện nay các lực lượng thi công đang tập trung thi công hai gói thầu kè ta-luy toàn bộ mặt bằng để chống xói lở với chiều dài bờ bao 6,3 km và làm 12 km mương thoát nước cho toàn bộ diện tích mặt bằng 328 ha. Theo yêu cầu của công ty liên doanh việc thi công mương hết sức phức tạp, đòi hỏi các nhà thầu phải áp dụng nhiều giải pháp thi công đáp ứng mọi địa hình trên mặt bằng rộng lớn, khi có mưa nước ở mặt bằng thoát toàn bộ xuống hệ thống mương, quá trình thi công phải tuân thủ theo thiết kế và yêu cầu của nước ngoài.

Phó Trưởng ban QLDA Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn Nguyễn Trọng Phong nhận xét: Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn là dự án trọng điểm của Nhà nước, có quy mô đầu tư lớn mà từ trước đến nay ta chưa hề làm, thông qua điều hành dự án đội ngũ cán bộ quản lý của Việt Nam ngày càng trưởng thành. Ðến nay, trên mặt bằng nhà máy, Công ty liên doanh sau khi kiểm tra, nghiệm thu hài lòng về chất lượng công trình. Phía nước ngoài đánh giá cao về tiến độ GPMB cũng như tiến độ san lấp. Trong đó việc di chuyển 678 hộ dân, bố trí khu tái định cư để ổn định đời sống cho người dân khi di dời đến nơi ở mới là sự phối hợp cao giữa chủ đầu tư và chính quyền các cấp của tỉnh Thanh Hóa và sự đồng thuận của nhân dân.

Cùng với việc gấp rút hoàn thiện san lấp, bàn giao mặt bằng, Công ty liên doanh TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn gồm PVN, Tập đoàn dầu mỏ quốc tế Cô-oét (KPI) cùng hai đối tác Nhật Bản là Tập đoàn Idemitsu Kosan (IKC) và Công ty hóa chất Mitsui (MCI) đã tiến hành đấu thầu quốc tế, lựa chọn nhà thầu EPC tốt nhất để đàm phán ký kết hợp đồng. Theo hồ sơ mới thầu khu Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn giai đoạn 1 có công suất thiết kế 10 triệu tấn dầu thô/năm, sử dụng dầu thô Trung Ðông, có tổng mức đầu tư hơn 7 tỷ USD, tỷ lệ góp vốn gồm KPI 35,1%; IKC 35,1%; PVN 25,1% và MCI 4,7%. Sau khi hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 liên doanh sẽ tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 nâng công suất chế biến lên 20 triệu tấn dầu thô/năm. Hiện nay, phía Việt Nam đang tích cực hoàn thiện những công việc cuối cùng để nghiệm thu Nhà nước mặt bằng xây dựng nhà máy chính rộng 328 ha, bàn giao mặt bằng trong quý I cho Công ty liên doanh và nhà thầu EPC xây dựng nhà máy. Dự kiến đầu quý II ký hợp đồng tổng thầu, thời gian chế tạo, lắp đặt nhà máy là 36 tháng; bắt đầu chạy thử vận hành thương mại vào cuối năm 2014.

Năm 2010, Nhà máy lọc dầu Dung Quất công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm do Việt Nam đầu tư đã đi vào hoạt động, cung ứng cho nền kinh tế 5,71 triệu tấn xăng, dầu các loại, góp phần quan trọng bình ổn thị trường xăng, dầu. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Ðại hội Ðảng lần thứ XI đề ra trong giai đoạn 2011 - 2015, nhằm phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước, Tập đoàn Dầu khí quốc gia đang tập trung mọi nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các đối tác nước ngoài đẩy nhanh tiến độ xây dựng Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn để dòng xăng, dầu đầu tiên của nhà máy sẽ có mặt ở thị trường Việt Nam vào cuối nhiệm kỳ Ðại hội. Những sản phẩm xăng, dầu sản xuất từ Nghi Sơn sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phát triển nền công nghiệp lọc hóa dầu cho đất nước.

 

                                                                                             Theo ND

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục