Nông dân xã Hợp Kim, Kim Bôi chăm sóc rừng trồng.

Nông dân xã Hợp Kim, Kim Bôi chăm sóc rừng trồng.

(HBĐT)- Những ngày đầu xuân này, chúng tôi có dịp trở lại Lạc Thuỷ - một trong những huyện đi đầu trong trồng rừng kinh tế năm 2010 của tỉnh. Huyện Lạc Thủy có 21.464 ha đất lâm nghiệp, chiếm 68,2% tổng diện tích đất tự nhiên.

 

Từ năm 2000, Lạc Thủy xác định trồng rừng kinh tế là hướng XĐ-GN và BVMT sinh thái của địa phương. Nghề rừng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Những đồi trọc, đất trống trước đây giờ đã được phủ xanh bởi những mầm non đang trỗi dậy đầy sức sống. Nắng xuân ấm áp, sự sống được ươm mầm tốt tươi nơi đất mới. 

 

Gia đình anh Ngô Đình Khải vào lập nghiệp tại thôn Liên Phú, xã An Lạc từ năm 1991. Khi đó, rừng, đất rừng ở đây nghèo kiệt, người dân chỉ chặt phá, sử dụng rừng bừa bãi chứ chưa quan tâm đến trồng rừng. Năm 1991, gia đình anh nhận 50 ha đất lâm nghiệp. Nhờ dự án PAM, gia đình anh được hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật trồng rừng. Anh Khải đầu tư làm trang trại trồng rừng chủ   yếu là cây keo và chăn nuôi bò. Rừng keo của anh đã cho khai thác 2 chu kỳ. Chu kỳ thứ 2 khai thác năm 2008 đem lại thu nhập 1,7 tỉ đồng. Từ nghèo đói, nhờ trồng rừng, nay gia đình anh đã trở nên giàu có với cơ ngơi bạc tỉ.

 

Anh Ngọ Đình Tâm, Phó phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Do sớm nhận thức, xác định được lợi thế, tiềm năng đất đai và nguồn nhân lực dồi dào tại địa phương với những cơ chế, chính sách thông thoáng khuyến khích phát triển lâm nghiệp nên ở Lạc Thủy có khoảng 6.000 hộ dân nhận khoán đất lâm nghiệp diện tích từ 0,5 ha trở lên. Ngoài diện tích được giao, nhiều hộ còn liên doanh trồng rừng kinh tế với công ty lâm nghiệp, lâm trường trong huyện. Bên cạnh đó, huyện Lạc Thủy đã đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, tiến hành giao đất, giao rừng cho dân quản lý để góp phần nâng cao ý thức tự giác của người dân trong bảo vệ, làm giàu vốn rừng. Đến nay, 100% diện tích đất lâm nghiệp đã được giao cho các hộ nhận chăm sóc và quản lý. Các xã, thị trấn đã xây dựng được hương ước BVR, khai thác, tỉa thưa rừng hợp lý, cho thu nhập kinh tế cao. Huyện cũng dành kinh phí xây dựng các mô hình lâm nghiệp hiệu quả. Năm 2007, huyện đã dành kinh phí 321 triệu đồng thực hiện mô hình trồng cây chất lượng cao như sưa, lát, dổi, chò chỉ, keo với diện tích 5 ha tại xã Đồng Tâm. Diện tích rừng này đang phát triển tốt. Năm 2010, huyện thực hiện mô hình trồng rừng phòng hộ tại đập An Thắng, xã An Bình với diện tích 30,8 ha với 2 loại cây trồng chính là keo, dẻ ăn quả và 2 mô hình trồng rừng kinh tế cao tại xã Liên Hoà, Đồng Môn quy mô 3 ha/mô hình với các cây trồng chính là ngân hoa, lát hoa, keo với tổng kinh phí do huyện hỗ trợ 340 triệu đồng.

 

Ông Bùi Văn Chúc, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh cho biết: Trồng rừng đã cho hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân làm giàu từ rừng là cách giữ rừng hiệu quả nhất. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch 3 loại rừng và phát động phong trào nhân dân trồng cây để nâng độ che phủ của rừng đạt 46%. Năm 2010, toàn tỉnh trồng rừng mới được 8.931/8.000 ha, đạt 111,6% kế hoạch. Trong đó, rừng phòng hộ 2.544,7 ha; 6.119,7 ha rừng SX; 189.186 cây phân tán; khoanh nuôi, tái sinh 2.285,5 ha, bảo vệ rừng các năm: 60.399,2 ha, chăm sóc rừng trồng các năm 2.486,1 ha. Trong định hướng phát triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp đến năm 2015, tỉnh xác định phát triển theo hướng SXHH, chất lượng và hiệu quả với khả năng cạnh tranh cao. Công tác trồng rừng của tỉnh đã thực sự đi vào nề nếp, cơ cấu rừng được đa dạng hoá, đáp ứng cho công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh ngày càng phát triển bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động và giảm số hộ nghèo của tỉnh xuống còn hơn 17%.

 

 

                                                                                    Đinh Thắng

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục