Không khí mua sắm Tết rộn rã tại chợ vùng cao Tân Pheo (Đà Bắc)

Không khí mua sắm Tết rộn rã tại chợ vùng cao Tân Pheo (Đà Bắc)

(HBĐT) - Mấy ngày cận Tết, cư dân khắp chốn từ thị thành đến nông thôn tất bật với việc chuẩn bị, sắm sanh cho Tết. Hoà vào dòng người tấp nập đổ về phố chợ, chúng tôi thoả thích ngắm nghía, choáng ngợp trước cơ man hàng hoá trưng bày.

 

Nếu trước kia, nói đến thị trường, người ta nghĩ ngay đến loại hình chợ truyền thống thì gần đây trên địa bàn tỉnh có thêm hệ thống các siêu thị và một số cửa hàng chuyên biệt thu hút người dân đến mua sắm. Vào siêu thị mua hàng Tết giờ đã là lựa chọn của nhiều người. Với ưu điểm hàng hoá phong phú, giá ổn định do hầu hết các siêu thị đều thoả thuận liên kết được với nhà cung cấp, như siêu thị Vì Hoà Bình, AP Plaza, Intimex trở thành kênh mua sắm không thể bỏ qua vào dịp Tết. Cùng thời gian này, hệ thống siêu thị còn hấp dẫn khách hàng với một loạt chương trình tặng quà khuyến mãi, giảm giá ở một số mặt hàng như may mặc, đồ uống, đồ gia dụng... Những nỗ lực giữ giá ổn định của nhà phân phối càng khiến các siêu thị luôn trong tình trạng quá tải. Chị Hoàng Thị Dung, phường Thái Bình (TPHB) vừa chọn hàng, vừa sởi lởi trò chuyện với chị bạn đi cùng: Hàng hoá ở siêu thị Tết này đa chủng loại, giá cả đã có sẵn giúp so sánh với giá thị trường ngoài nên không lo bị mua hớ, chất lượng lại yên tâm.

 

Các đại lý, cửa hàng chuyên biệt (chuyên bán một loại sản phẩm hoặc giới thiệu hàng của các công ty) cũng là lựa chọn của nhiều người tiêu dùng với lợi thế ở gần, có thể mua bất cứ khi nào, lại không phải xếp hàng chờ thanh toán quá lâu (điều thường xảy ra trong các siêu thị dịp cuối năm). Theo đánh giá của nhiều khách mua, các đại lý, cửa hàng này không chỉ đảm bảo giá cả hợp lý mà còn góp phần giảm tải cho hệ thống kênh siêu thị, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hoá của người dân.

 

Đáng kể là hiện nay, cho dẫu có nhiều loại hình mua sắm khác được dịp bung ra nhưng với nhiều người, việc mua sắm hàng Tết tại các khu chợ truyền thống vẫn là thói quen khó bỏ. ở đây, người tiêu dùng có thể chọn lựa, sắm sửa đủ thứ từ gạo nếp, lá dong, thịt lợn, dưa hành đến mâm ngũ quả, kẹo mứt, hạt bí, hạt dưa, ô mai, hoa tươi, cành quất, cành đào... Tại khu vực các chợ Phương Lâm, Hữu Nghị, Tân Thịnh, Thái Bình, không khí mua sắm của bà con từ sáng đến tối vẫn không ngớt tưng bừng. Các sạp hàng chuyên bán đồ gia dụng, điện tử, may mặc, thực phẩm náo nhiệt khách vào, ra. 7, 8 giờ tối rồi mà một góc chợ quất, chợ đào vẫn ồn ã tiếng rao hàng, ngã giá giữa người mua, kẻ bán.

 

Không khí mua sắm Tết tại các chợ huyện, chợ phiên cũng nhộn nhịp chẳng kém. Để chuẩn bị hàng bán trong dịp Tết, các tiểu thương không ngần ngại nhập số lượng hàng hoá tăng gấp 5-6 lần so với ngày chợ thường. Dồi dào nhất là các gian hàng kinh doanh bánh, mứt, rượu, thực phẩm tươi sống, hàng may mặc, điện tử và đồ sành sứ phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân vùng cao. Bà Bùi Thị Diềm, xóm Đạn, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) thổ lộ: Trước đây, điều kiện kinh tế eo hẹp, việc mua sắm ngày Tết của bà con hạn chế chứ không được như bây giờ. Càng thêm ngại bởi muốn mua gì lại phải lên chợ huyện cách nhà hàng chục cây số mới có. Nay  ra chợ phố Lâm Hoá cách nhà có vài trăm mét thuận tiện cho mua bán của bà con. Vả lại, hàng Tết bày biện ở đây cái gì cũng có, về mẫu mã, chất lượng không thua gì ở chợ tỉnh.

 

Ngày Tết, sức mua của người dân nhiều gấp mấy lần so với ngày thường. Đây cũng là thời điểm một số tư thương lợi dụng để tung hàng giả, hàng kém chất lượng, tăng giá bất thường để kiếm lời bất chính. Lúc này, vai trò can thiệp, làm trong sạch, lành mạnh thị trường của các lực lượng chức năng cần được phát huy hơn bao giờ hết. Theo ông Nguyễn Đình Khanh, Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh, đội QLTT các huyện, thành phố đã tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát, chống buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu như: đồ chơi trẻ em có tính kích động bạo lực, pháo nổ, đèn trời, thuốc ngoại, rượu ngoại. Đồng thời kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết.

 

 

 

                                                                                        Bùi Minh   

 

 

 

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục