Chen chúc nhau, ngắm nghía các

Chen chúc nhau, ngắm nghía các "đống" thời trang di động trên vỉa hè

(HBĐT) - Mặc dù vừa trải qua những ngày dài rét đậm, rét hại làm cho các mặt hàng thời trang, nhất là quần áo mùa đông tăng giá đến chóng mặt, nhưng đến hẹn lại lên, vào những ngày giáp Tết các cửa hàng, siêu thị trên địa bàn thành phố Hòa Bình bắt đầu bung ra những điểm bán hàng giảm giá, một chiêu thức để xả hàng tồn.

 

Xuất hiện nhiều "đống" thời trang lưu động, giảm giá

 

Đi dọc theo đường Cù Chính Lan, đoạn qua phường Phương Lâm,  chưa đến 1 cây số nhưng đã có đến hàng chục đống quần áo được bày bán  ở bên lề đường. Hầu hết là quần áo mùa đông, quần bò, áo len, áo thun và các loại áo khoác... nên được chất đống cao ngút mắt. Đó là những mặt hàng được các thương lái nhập về từ các cơ sở sản xuất của ngành dệt may trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các công ty sản xuất hàng xuất khẩu. Thêm vào đó các cửa hiệu chuyên bán các hãng  thời trang nổi tiếng  như Eva, Nem, Seven am, Yoshino, Winny... bán thời trang công sở với giá "siêu đắt" cũng tranh thủ bày một số quần áo cũ, lỗi mốt, hoặc sứt xước đường kim, mũi chỉ ra trước cửa và dựng lên tấm biển "Đại hạ giá". Ghé thăm Shop của cô bạn vốn được dân nghiền thời trang khen là có nhiều "hàng độc", tôi cũng không quên dồn ánh mắt vào tâm biển với dòng chữ màu đỏ sắc nét trên nền giấy trắng "giảm giá 20-40%". Lần giở mấy chiếc áo chất liệu tốt made in Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc... mẫu mã cũng tương đối đẹp mà lại được xếp vào hàng đại hạ giá tôi không khỏi thấy tiêng tiếc. Trả lời thắc mắc của tôi cô chủ vốn lanh lợi buông giọng sắc lẻm: Năm hết, tết đến rồi, cũng sắp hết mùa đông giờ không xả hàng đi, sang năm lỗi mốt thì bán cho ma hả bà? Thế mới biết, tâm lý tranh mua, tranh bán của người dân trong những ngày cuối năm đã làm xuất hiện ngày càng nhiều tấm biển " đại hạ giá" và những "đống" hàng thời trang lưu động.

 

" Vừa bán vừa la cũng đắt hàng"

 

Đó là khung cảnh diễn ra ở các "đống" thời trang di động bán các loại áo len, áo khoác có giá dao động từ 150-500.000đồng. Tuy được bày thành đống, nhưng đó là những chiếc áo còn mới nguyên vừa được tung ra từ các kho chứa hàng tồn của các xưởng may hoặc mới được sản xuất. Tuy màu sắc, kiểu dáng, chất liệu không được "bắt mắt" lắm nhưng bù lại giá cả phải chăng nên được nhiều chị em chen chân ngắm nghía để mua lấy một vài chiếc cho mình và gia đình. Nghe nói gần đây Công ty may Việt - Hàn, có bán lô áo khoác dài, ấm áp chỉ với giá 250.000 đồng, tôi cũng theo chân chị bạn đến xưởng sản xuất của Công ty nằm trên trục đường tránh QL 6, thuộc địa phận phường Chăm Mát (TPHB) để mục sở thị. Khi chúng tôi đến nơi đã có tới cả chục chị em đứng chờ thử  áo. Những tưởng, trước mắt có đống hàng để chọn, nhưng điểm bán hàng ở đây lại là phòng bảo vệ hay giới thiệu sản phẩm gì đó kín cổng cao tường. Người bán hàng có lẽ là các nhân viên trong Công ty  không mặc đồng phục, không đeo phù hiệu đứng trong căn phòng nhỏ nhoài người qua cửa sổ để đưa áo cho khách hàng và thu tiền. Mấy cô bạn trẻ mặc và ngắm nghía chiếc áo buông vài câu nhận xét: màu này hơi quê, chiếc này hơi rộng... liền bị anh bán hàng ngắt lời: Tôi thấy chị mặc loại áo này không hợp đâu, chị để cho người khác lấy đi cho nhanh, khối người còn đang phải chờ kia kìa. Bị khách hàng phản ứng anh bán hàng đế thêm: Hôm nay còn có màu để mà chọn đấy, chứ mấy hôm trước mà chị ngắm nghía vậy thì có đứng chùn cả chân cũng không tranh nổi một chiếc áo.

 

Đúng là từ lâu lắm tôi mới được chứng kiến cảnh tranh nhau mua vui đến vậy. Cũng không có gì là khó hiểu trong khi bước vào các shop thời trang trên địa bàn thành phố như Hoa Phượng, Thu 36, H-Trích, Sắc màu Phương Đông, Bống Tàu... phải mất 700-800.000đ có khi 3-4 triệu đồng mới mua được 1 chiếc áo khoác thì người ta lại mua được một chiếc áo ấm chỉ với giá 250.000 đồng. Tất nhiên, tiền nào của ấy, nhưng mặt hàng giá rẻ vẫn hợp với túi tiền của người dân nên được nhiều người mua, nhất là những chị em có tâm lý mua để gửi về quê.

 

Mua là được! Nhiều chị em đã giải thích như vậy khi cầm trên tay chiếc áo 200-300 ngàn đồng. Trên thực tế, giá cả thực không đến như vậy, nhưng nắm được tâm lý tranh mua vì ham của rẻ của đại bộ phận khách hàng mà các đống hàng các cửa hiệu trưng biển "đại hạ giá" vẫn cực hời. Ngày càng có thêm nhiều những đống hàng thời trang di động với các mặt hàng lỗi mẫu, lỗi mốt... trưng biển giảm giá. Nếu người tiêu dùng không tinh ý khi chọn hàng và lưu ý giá cả thì rất dễ bị " móc túi" vì đã mua cho mình món hàng kém chất lượng với giá đắt mà không hề hay biết.

 

 

                                                                                    Lam Nguyệt

 

 

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục