Nhân dân ở xã Ba Khan (Mai Châu) trông su su lấy ngon cho hiệu quả kinh tế cao

Nhân dân ở xã Ba Khan (Mai Châu) trông su su lấy ngon cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Năm 2008, chị Hà Thị Duyên ở xóm Tớn, xã Nam Sơn (Tân Lạc) trồng 120 m2 su su lấy ngọn bán. Giá bán sau khi hái thấp nhất là 2.500 đồng/kg, rồi tăng dần theo thời vụ. Lúc giá cao điểm nhất được 5.000 đồng/kg.

 

Cứ 3 ngày một lần, chị hái rau bán cho Công ty Phương Huyền (thành phố Hòa Bình thu mua). Sau 5 tháng thu hoạch ngọn bán rau chị thu được gần 2 triệu đồng. Chị cho biết: trồng su su chăm sóc đơn giản, thời điểm trồng vào dịp trước tết là mùa khô trồng xong nên phải tưới ẩm. Khi su su mọc lên chừng 50 cm làm giàn để cho cây su su bám lên. giàn su su bằng tre nên dễ kiếm, chỉ thấp ngang người để dễ hái ngọn nên cũng đơn giản. Phun thuốc sâu, công chăm sóc không mất nhiều thời gian như các cây trồng khác. Đặc biệt, trồng su su không cần nhiều nước như lúa nên đất đồi cũng có thể trồng được. Mặt khác, su su chỉ cần diện tích ít rồi leo giàn nên có thể tận dụng được diện tích dư thừa để trồng, nhất là diện tích lúa 1 vụ canh tác không hiệu quả. Nếu trồng lúa mỗi năm cũng chỉ được vài trăm nghìn đồng, trồng su su vừa tạo thói quen trồng rau ăn, vừa tạo việc làm cho bà con có thêm được thu nhập thường xuyên, ổn định.

 

Từ xưa, người miền núi thường quan niệm trong nhà phải có con lợn, con gà mới là nhà. Do vậy, gia đình nào cũng nuôi lợn, nuôi gà nhưng ít ai nghĩ đến chuyện nuôi lợn địa phương để kinh doanh. Chẳng ai chăm sóc, vỗ béo lợn cẩn thận như người dưới xuôi. Đầu tháng 7/2009, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo do Chi cục Định canh-Định cư làm chủ đầu tư đã xây dựng mô hình lai tạo giống lợn rừng và lợn địa phương. Mục tiêu mô hình là tạo ra  con lợn có chất lượng thịt cao, đáp ứng được thị trường. Gia đình bà Triệu Thị Sinh ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) được dự án giao nuôi 2 con lợn. Một con lợn rừng, một con lợn địa phương. Bà cho biết: Gia đình đầu tư làm chuồng và sân cho lợn hết 4 triệu đồng. Hàng ngày chỉ cho ăn cây chuối, cám gạo, rau rừng và đặc biệt con lợn rừng rất thích ăn cây chít. Những thức ăn đó ở quanh vườn nhà và ở rừng lúc nào cũng có. Từ lúc nuôi đến giờ, con lợn rừng chưa bao giờ bị ốm. Giá lợn lai rừng ở đây bán cao gần gấp đôi lợn địa phương nên hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.

 

Ông Phạm Tiến Dũng- phó Chi cục Chi cục Định canh - Định cư cho biết: Trong những năm gần đây, Chương trình 135, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất cho bà con vùng khó khăn như cải tạo đàn trâu, bò, lợn, nuôi ba ba… Những mô hình này nhằm giúp bà con nâng cao hiệu quả kinh tế những vật nuôi đang chăn nuôi. Ngoài ra, Chi cục còn xây dựng những mô hình kinh tế đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao phù hợp cho bà con vùng khó khăn như trồng khoai lang giống mới, giống lạc, lúa, ngô, chè… Những mô hình này, Chi cục triển khai nhằm mục đích cho bà con học tập những giống cây trồng mới để phát triển kinh tế. Ông Bùi Văn Mọn ở xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) cho biết: Trước đây hơn 200 m2 lúa nhà tôi chỉ cấy được lúa 1 vụ. Mỗi vụ chỉ thu được vài yến gạo. Như vậy cũng không bõ công cấy, chăm sóc lúa. Vụ đông năm nay, được Chi cục Định canh - Định cư hỗ trợ, tôi đã trồng khoai lang giống mới KLC 266. Tuy điều kiện chăm sóc không bằng lúa nhưng cho thu hoạch được gần 1 triệu đồng. Đối trồng ngô hay lúa, không bao giờ cho thu nhập được thế. Nếu làm đúng kỹ thuật, cây khoai lang có thể cho thu hoạch cao hơn nữa.

 

 

                                                                         Việt Lâm

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục