Công trình thuỷ lợi Sa Lung, Quảng Trị, sử dụng vốn trái phiếu chính phủ.

Công trình thuỷ lợi Sa Lung, Quảng Trị, sử dụng vốn trái phiếu chính phủ.

Theo Báo cáo giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về quản lý, phân bổ và sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2003-2010, nguồn vốn trái phiếu chính phủ đã bị “trội” lên nhiều lần.

 

Trước tình hình nguồn vốn trái phiếu chính phủ đầu tư cho các công trình quốc gia, dự án trọng điểm chưa được sử dụng hợp lý, hiệu quả vì nhiều lý do (chậm tiến độ; nhà thầu bỏ giữa chừng do thiếu vốn, không đủ năng lực; sai phạm trong phê duyệt và đầu tư...), Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội đang xây dựng các quy chế nhằm siết chặt hơn nữa việc phân bổ nguồn vốn này.

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm ủy ban Tài chính-Ngân sách cho biết, theo tính toán, nguồn vốn trái phiếu chính phủ phải tăng ít nhất 226% so với con số ước tính gần đây nhất, nhưng cũng chỉ bảo đảm 60% nhu cầu đầu tư, nếu không có những biến động buộc phải tăng tổng mức đầu tư trong thời gian tới.

Nếu không có giải pháp quyết liệt, sẽ có thêm nhiều công trình xây dựng dở dang, thời gian thi công kéo dài làm giảm hiệu quả kinh tế do thiếu vốn.

Theo báo cáo nhanh của Ủy ban Tài chính-Ngân sách, sau khi rà soát và thống kê toàn bộ các dự án sử dụng trái phiếu chính phủ bị “trội vốn,” kết quả cho thấy hiện có hàng trăm dự án có tổng mức đầu tư tăng trên 130% so với quyết định đầu tư ban đầu.

Nhiều dự án trong số đó đã chậm cả chục năm, thậm chí có dự án có dấu hiệu vi phạm.

Đại diện ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng, các địa phương vẫn có tâm lý ỷ lại, nguồn vốn trái phiếu rót về đến đâu làm đến đó. Giải pháp cho bất cập nêu trên là ở khâu thẩm định dự án, siết chặt nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Nếu làm tốt điều này sẽ hạn chế được tối đa hiện tượng phải điều chỉnh vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm quốc gia./.


 

                                                                                  Theo TTXVN

 

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục