Giá nhiều loại hoa kiểng tăng từ 10%- 20%, có loại tăng đến 40% nhưng dự báo sẽ giảm trong vài ngày tới

 

Hôm nay 26-1, chợ hoa ở các công viên 23 Tháng 9, Lê Văn Tám (quận 1), Gia Định (quận Phú Nhuận, TPHCM), chính thức khai mạc và kéo dài đến 12 giờ ngày 2-2 (30 tháng chạp). Ngoài ra, tại các quận- huyện của TPHCM, có hơn 30 điểm kinh doanh hoa kiểng Tết cũng hoạt động từ nay đến Tết.

 
Giá cao ngất ngưởng
 
Trong ngày 25-1, hoa kiểng Tết đã đổ về các công viên tổ chức chợ hoa khá nhiều. Tại các công viên Lê Văn Tám, Gia Định, 23 Tháng 9 đã tràn ngập tắc, cúc đại đóa, mai.
 
Tuy nhiên, nhiều người bán cho biết hoa kiểng Tết đã bày ra từ sáng sớm nhưng chẳng thấy ai hỏi mua. Tại khu vực Bến Bình Đông, quận 8, hoa kiểng Tết đã tập kết về hơn 2 tuần qua nhưng sức mua cũng khá yếu.
 
Trong khi đó, tại Công viên 23 Tháng 9, gần cả ngàn cây đào tập kết có giá bán từ một triệu đến vài chục triệu đồng/cây. Năm nay, giá đào tăng khá cao. Năm trước, giá một gốc đào cao gần 2 m chỉ có 500.000-700.000 đồng, còn Tết năm nay giá phải từ một triệu đồng trở lên.
 
Tương tự, tắc bội loại lớn có giá bán 8 triệu đồng/cặp, loại nhỏ cũng  200.000 - 400.000 đồng/chậu. Tắc cây nhiều trái vàng giá từ 300.000 đồng/cây trở lên, cao hơn nhiều so với năm trước. 
 
Tại khu vực đường Thành Thái, quận 10, nhiều khách hàng than phiền giá hoa kiểng quá đắt, một chậu mai loại nhỏ được người bán “hét” lên đến 700.000-800.000 đồng. Còn loại cây nhỏ nụ “lép xẹp” cũng kêu đến 300.000 đồng/chậu.
 
 

Hoa Tết đã tập trung về TPHCM nhiều nhưng sức mua còn khá yếu. Ảnh: Long Giang



Tại Công viên Lê Văn Tám, cúc mâm xôi 180.000 đồng/cặp, cúc vàng 150.000 đồng/cặp, vạn thọ 160.000 đồng/cặp (so với năm ngoái, giá cao hơn từ 30.000 - 40.000 đồng).
 
Một người bán hoa trên đường Thành Thái cho biết cúc đại đóa loại chậu lớn có giá 4 triệu đồng/chậu (trong khi năm ngoái chỉ hơn 2 triệu đồng), chậu nhỏ nhất cũng 400.000 đồng (năm ngoái chỉ khoảng 250.000 đồng).
 
Nguyên nhân giá cao do phải đưa từ Tuy Hòa- Phú Yên vào, mỗi xe tải chỉ chở được vài chục chậu nên chi phí khá cao. Dọc theo khu vực này còn bày bán nhiều loại cây ăn trái dùng để chưng Tết. Bưởi loại cả chục trái có giá bán khá cao, từ 2 - 4 triệu đồng/chậu. Tắc chỉ cao khoảng 1,5 m cũng 2,2 - 3 triệu đồng/cây. Tắc kết dáng rồng giá từ 2 - 4 triệu đồng/cặp, tùy kích cỡ.
 
Lượng hàng dồi dào
 
Tại khu vực Bến Bình Đông, ngoài hoa còn có khá nhiều điểm bán kiểng. Nhiều loại mai lớn có giá hàng chục triệu đồng/chậu được bày bán tại đây. Nguyệt quế gốc to sần sùi, cao khoảng 3 m (tuổi khoảng 35 năm) được bán với giá 40 triệu đồng. Nhiều cây vú sữa có tuổi hàng chục năm được bán với giá hơn 20 triệu đồng/chậu. Mận với nhiều bông và trái, cây cao hơn 3 m có giá bán 1 - 3 triệu đồng/cây...
 
Ông Nguyễn Văn Út, ở Bến Tre, chở hàng trăm gốc mai lên TPHCM bán, cho biết cách nay 2 tuần, người bán còn “kêu” giá cao hơn năm trước từ 10% -  20%. Vài ngày qua, do tiêu thụ quá chậm nên một số người đã hạ giá xuống tương đương Tết 2010.
 
Thông tin từ các quận- huyện tại TPHCM cho thấy năm nay, số gian hàng đăng ký bán hoa kiểng Tết ở các quận- huyện tăng từ 50% - 100% so với cùng kỳ năm rồi.
 
Lượng hoa, kiểng đang tập kết về các điểm bán trong dịp Tết tăng rất nhiều. Theo nhận định từ giới kinh doanh, lượng hoa kiểng Tết năm nay khá dồi dào, khả năng “dội” chợ là khó tránh khỏi, giá sẽ giảm trong vài ngày tới.

Phú Yên: Mai không nở, nhà vườn khốn đốn

Phú Yên là một trong những tỉnh cung cấp số lượng lớn mai Tết cho thị trường cả nước.
 
Khác với những năm trước, Tết sắp đến nhưng các vườn mai ở Phú Yên vẫn đứng im ỉm, cành trơ trọi, không trổ nụ.
 
Tình trạng thất mùa này xảy ra khắp các làng mai lớn như Ninh Tịnh, Liên Trì, Hòa Kiến, Chính Nghĩa (TP Tuy Hòa), An Mỹ (huyện Tuy An). Do năm nay thời tiết thất thường, mai không thể phát triển bình thường.
 
Ông Nguyễn Văn Ngọc (71 tuổi), người sở hữu gần 3.000 chậu mai trên núi Cỗ Bồng tại thôn Thọ Vức (xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa), thất vọng: “Canh thời tiết, tôi đã lặt lá mai sớm hơn mọi năm 10 ngày nhưng không ngờ hết đợt lạnh này lại đến đợt lạnh khác tràn về. Đến nay cả vườn, búp mai vẫn chưa bóc vỏ trấu”.
 
Thất mùa, nhiều gia đình trồng mai ở Phú Yên phải đối mặt với khó khăn. Ông Nguyễn Văn Dự, thôn Chính Nghĩa, xã An Phú, TP Tuy Hòa, đang sở hữu gần 100 gốc mai “độc”, bộc bạch: “Tình hình này chắc mất cả vốn lẫn lời.
 
Cận Tết năm ngoái, vợ chồng tôi mượn vàng của người nhà bán mua 100 cây mai loại 1 hết 150 triệu đồng rồi ra Đà Nẵng tiêu thụ. Khi đến nơi, gặp thời tiết nóng nên mai nở hết, không bán được, đành chịu lỗ tiền xe, đập chậu chở về trồng đợi năm sau.
 
Không ngờ năm nay, công chăm sóc cả trăm cây mai đã thành công cốc. Biết rằng không bán được thì mai vẫn còn đó nhưng do phải vay vàng, giá vàng lại tăng nhiều, chắc chắn vợ chồng tôi lâm vào cảnh khốn khó”.

 

                                                                                     Theo NLĐ

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục