Nhân viên Công ty may 3 – 2 Hoà Bình bán hàng “không kịp trở tay” trên tuyến đường Cù Chính Lan

Nhân viên Công ty may 3 – 2 Hoà Bình bán hàng “không kịp trở tay” trên tuyến đường Cù Chính Lan

(HBĐT) - Những đợt rét đậm, rét hại liên tiếp tràn về khiến thị trường quần áo mùa đông trở nên sôi động. Chủ điểm quần áo rét được các mẹ, các chị bàn luận xôn xao, “nóng” nhất vẫn là vấn đề giá cả bởi so với chỉ một vài tuần trước, giá mỗi chiếc áo đã “đội” lên gấp rưỡi, gấp hai lần.

 

Các cửa hàng đang vào “mùa” bán chạy nhất trong những mùa đông qua. Chủ shop thời trang Thu Huyền trên đường Cù Chính Lan cho biết: Hồi đầu mùa rét, lượng bán vừa phải, thường 10 ngày mới đi lấy hàng một lần nhưng thời gian này, cứ 3 ngày lại phải đi lấy hàng một lần. Hàng bán “chạy”, có lúc không đáp ứng kịp nhu cầu mua của khách. Đáng ngại nhất là lúc này, nguồn hàng nhập về tương đối khó khăn, hàng vốn khan, giá cả còn tăng đến chóng mặt. Giá nhập vào của gần như toàn bộ áo khoác ấm đã tăng từ 300.000 đồng – 600.000 đồng/chiếc so với ít ngày trước. Buộc lòng, các chủ cửa hàng phải đồng loạt nâng giá bán cao lên. Ví dụ như 2 tuần trước, hàng áo phao ấm, kiểu dáng tương đối bắt mắt có giá bán từ 700.000 đồng – 850.000 đồng, hiện người tiêu dùng đã phải mua với giá từ 1,1 triệu – 1,2 triệu đồng, hàng đẹp, “độc” giá từ 2,5 – 4 triệu đồng.

 

Giá cả đắt đỏ nhưng không vì thế mà làm giảm sút nhịp độ mua sắm gấp gáp và tấp nập dịp Tết. Các cửa hàng quần áo thời trang là lựa chọn của không ít người tiêu dùng, đặc biệt là nữ giới. Dạo một vòng trên tuyến đường Cù Chính Lan – nơi mà các shop quần áo thời trang chiếm lĩnh nhiều nhất trên địa bàn thành phố có thể quan sát thấy lượng khách hàng ra, vào không ngớt. Một chủ cửa hàng trên phố này cho biết, đang trong thời gian “cao điểm”, phần lớn các cửa hàng, cửa hiệu bán quần áo rét chỉ ngớt khách từ 22h ngày hôm trước đến 7h sáng ngày hôm sau. Kiểu dáng, chất liệu quần áo mùa đông năm nay phong phú nhưng hàng Trung Quốc vẫn chiếm giữ ưu thế.

 

Giá cả các loại quần áo mùa đông tăng cao là bài toán khó đối với mức thu nhập và túi tiền “eo hẹp” của nhiều người. Chị Lê Thị Hoà ở tổ 21, phường Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình) chia sẻ: Đúng là quần áo rét bày bán dọc các tuyến phố nhiều, kiểu dáng, độ ấm áp khỏi phải bàn nhưng giá đắt đỏ quá, không phải ai vào xem, mặc thử cũng mua được. Với những người làm công ăn lương như chị, việc bỏ ra cả tháng lương chỉ để mua được chiếc áo ấm, quả thực xót xa.

 

Tuy khá chậm chân nhưng một số công ty may mặc trên địa bàn thành phố Hoà Bình vẫn kịp tung ra lượng quần áo mùa đông đáp ứng nhu cầu mặc ấm trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại của đa số người dân. Với ưu điểm về độ dày, ấm, chủ yếu chất liệu phao, kiểu dáng chấp nhận được, giá cả lại “mềm”, hàng của các Công ty may 3 – 2, Việt – Hàn đã đánh trúng vào tâm lý và mức thu nhập “bình dân” của số đông khách hàng. Đơn cử, áo phao nữ do Công ty Việt – Hàn sản xuất có giá bán tại cửa hàng là 250.000 đồng; áo phao nữ do công ty may 3 – 2 sản xuất có giá 250.000 đồng, áo phao trẻ em nữ có giá 200.000 đồng. Với giá bán cạnh tranh, người tiêu dùng đã “nhao” về các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của các công ty may 3 – 2, Việt – Hàn để mua kỳ được áo rét giá rẻ. Với xu hướng thích mua loại quần áo ấm, giá cả phù hợp, điểm bán hàng của các công ty may mặc, điểm bán hàng “đại hạ giá” lưu động trên các tuyến phố đang là lựa chọn ưu tiên của đông đảo người tiêu dùng.

 

                                                                                 Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục