Tăng đầu tư, tăng năng suất, giảm dần gia công, ngành dệt may VN có thể vượt lên tốp 3 nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới

 

Các thị trường nhập khẩu hàng may mặc trên thế giới đã tăng trưởng mạnh trở lại, các doanh nghiệp (DN) tin rằng mục tiêu xuất khẩu 12,5 - 13 tỉ USD trong năm 2011 sẽ đạt được.

May quần áo xuất khẩu tại Công ty CP May Sài Gòn 3. Ảnh: HỒNG THÚY

 
Khai thác lợi thế
 
Với kim ngạch xuất khẩu trên 11,2 tỉ USD trong năm 2010, tăng 23,2% so với năm 2009, VN đã lọt vào tốp 5 nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Trong kết quả xuất khẩu đáng phấn khởi của ngành dệt may, Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex) đóng góp 2,1 tỉ USD, tăng 23% so năm 2009. Một số đơn vị của Vinatex đã đưa được thương hiệu của hàng may mặc VN ra thị trường thế giới: Tổng Công ty Cổ phần May Nhà Bè nhượng quyền thương mại thương hiệu Mattana cho đối tác tại Ý với hợp đồng tới 10 năm; Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến đã có tổng đại lý tại Lào và Campuchia, tháng 4 tới đây, dự kiến mở ở Myanmar và Trung Quốc.
 
Ông Vũ Sỹ Nam, Giám đốc điều hành Vinatex, nhận định bên cạnh các thị trường lớn của ngành dệt may VN như Mỹ (năm 2010 nhập hơn 6 tỉ USD hàng may VN), EU (1,8 tỉ USD), Nhật (1,2 tỉ USD), các thị trường khác như Hàn Quốc, các nước ASEAN cũng tăng trưởng mạnh và hứa hẹn là những thị trường tiềm năng trong tương lai. Nhu cầu hàng may mặc ở Mỹ sẽ tiếp tục tăng nên khả năng tăng nhập khẩu vào thị trường này rất tốt trong năm nay. Đối với thị trường Nhật, DN đang tận dụng tối đa những ưu đãi về thuế từ Hiệp định Đối tác kinh tế VN - Nhật Bản (VJEPA) để hạ giá thành sản phẩm, thêm lợi thế cạnh tranh.
 
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM, cũng cho rằng tuy vẫn phải cạnh tranh với các nước Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc... nhưng VN có ưu thế hơn về tay nghề và chất lượng sản phẩm. Nhiều DN đã đặt mục tiêu năm nay tăng lượng hàng FOB, như Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3, Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn, Công ty May Tân Phương Thủy...
 
Đầu tư nguyên liệu, chú trọng nhân lực
 
Một nỗ lực đáng ghi nhận nữa là ngành dệt may VN đã tăng được tỉ lệ nội địa hóa về nguyên liệu lên 46%. Năm 2010, Vinatex đã đầu tư 10.470 ha bông, tăng 15% so năm 2009, tập trung tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc, năng suất bông hạt bình quân đạt 1,35 tấn/ha, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sợi, góp phần đưa tỉ lệ nội địa hóa của Vinatex tăng 49%.
 
Nhiều DN cũng đã đầu tư sản xuất sợi, vải và phụ liệu dệt may tại VN. Ông Phạm Xuân Hồng khá lạc quan cho rằng mục tiêu nâng tỉ lệ nội địa hóa nguyên liệu dệt may lên 55% - 60% trong năm 2011 là có thể thực hiện được.
 
Nỗi lo lớn nhất của DN dệt may hiện nay là tăng năng suất và tăng thu nhập cho người lao động. Để giải bài toán này, ông Vũ Sỹ Nam cho rằng chỉ có con đường là nâng cao năng suất lao động bằng đầu tư thương hiệu, đầu tư chiều sâu tăng giá trị gia tăng. Từ năm 2010, Vinatex đã triển khai 81 dự án, tăng thêm 7.700 tấn sợi/năm, 26,4 triệu m2 vải/năm, 1.200 tấn khăn/năm. Hàng may cũng tăng thêm 22 triệu SMC/năm, 893.000 bộ veston tiêu chuẩn châu Âu/năm, 1,5 triệu sản phẩm dệt kim/năm. Các DN ngành dệt may cũng đang chú trọng về quản trị, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giỏi, bồi dưỡng người lao động có tay nghề tốt hơn. Tổng Công ty Phong Phú đã tổ chức cho 37 nhân viên và công nhân học thi vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội để lấy bằng kỹ sư, bởi theo ban lãnh đạo tổng công ty, có kiến thức thì mới ứng dụng được hệ thống quản lý hiện đại để nâng năng suất lên.
 
 
 
                                                                                Theo NLĐ

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục