"Cây cảnh không có giá" - đó là khẳng định của nhiều tư thương buôn cây cảnh ngày Tết. Giá của cây cảnh tùy thuộc vào khách, có cây bán cho khách này được giá cao, bán cho khách khác giá lại thấp hơn. "Tùy khách mà phát giá. " - anh Tùng bán cây cảnh trên đường Hoàng Hoá Thám tiết lộ.

 

Những cây sanh cổ thụ có niên đại trăm năm giá hàng tỷ đồng; những gốc lộc vừng có giá vài chục triệu đến những cây "hạng trung" như đại lộc, vạn tuế có giá vài triệu đến chục triệu đang được người tiêu dùng sắm Tết năm nay. Ngoài cây cảnh giá cao, trên thị trường Tết còn xuất hiện nhiều cây cảnh, hoa có xuất xứ từ Trung Quốc giá bán vừa phải để người tiêu dùng lựa chọn.

Cây cảnh đắt tiền được "săn" ngày Tết

Muốn mua cây cảnh "có một không hai", người ta thường kéo về làng Trà Khê, Thái Bình và Vị Khê, Nam Định để "săn" cây cảnh độc. Ở hai làng cây cảnh cổ nổi tiếng này có những cây chủ đã ra giá vài tỷ đồng. Năm trước, ở làng cây cảnh Vị Khê, có một chủ vườn đã ra giá cho cây "Long hóa" 11 tỷ đồng. Nó đắt là bởi cây này có tuổi đời 200 năm, bằng 1/4 tuổi của lịch sử làng nghề hoa, cây cảnh Vị Khê. Còn cây sanh ở làng Trà Khê, năm nay cũng được chủ vườn ra giá từ 2 đến 5 tỷ đồng/cây tùy loại. Để mua được những cây cảnh cổ đắt tiền như trên, chỉ có những người giàu có hoặc đại gia. Đa số người dân có thu nhập mức trung bình hoặc khá chỉ chọn mua những cây cảnh, chậu hoa với giá vừa phải để chơi Tết.

Không biết từ bao giờ, hoa phong lan đã trở thành một vật trang trí trong nhà được rất nhiều người lựa chọn với đủ các loại phong lan: Lan hồ điệp, hoàng lan, lan bươm bướm… Đáp ứng nhu cầu "chơi sang" người tiêu dùng, năm nay, nhiều loại hoa phong lan "khủng" đã được tung ra thị trường với mức giá khá chênh lệch. Nếu như một giò phong lan có từ 2 đến 4 nhánh được bán với giá từ 2 triệu đến 3 triệu đồng thì giò lan khổng lồ với 6 tầng hoa lan ngũ sắc được chủ cửa hàng Flora tại 238 Âu Cơ chào bán với giá "khủng" 65 triệu đồng. "Làm quà biếu cho khách VIP thì quá là sang, chị đảm bảo không đụng hàng", chủ hàng hoa Flora cho biết. 

Cam Canh bày bán trên đường Hồ Tùng Mậu.

Với giá "bình dân" hơn, giò lan "phát lộc" được cửa hàng đưa ra với mức giá 26 triệu đồng. Nhiều chậu phong lan lại "tăng giá" thêm bởi có những chiếc chậu đựng hoa văn bắt mắt có giá lên đến gần 5 triệu đồng. Tuy nhiên, điều khá đặc biệt là năm nay, nguồn hoa phong lan cung cấp cho thị trường lại chủ yếu có nguồn gốc từ nước ngoài, hoa lan nội từ thị trường Đà Lạt, Sa Pa khá vắng bóng.

Theo chị Nhung, chủ cửa hàng hoa Tiến Đức, số 1, ngõ 2/9 An Dương Vương thì hoa Việt cũng có nhưng không thể cạnh tranh so với hoa ngoại cả về giá cả lẫn màu sắc. Dạo một vòng quanh các cửa hàng chuyên kinh doanh hoa phục vụ nhu cầu chơi Tết Nguyên đán tại khu vực chợ hoa Quảng Bá, hoa mai vàng đã thực sự vắng bóng trên thị trường. Lý giải về vấn đề này, chủ cửa hàng hoa Tiến Đức cho biết: Năm nay, hoa mai không được mùa, nụ hoa nhỏ.

Đến chợ hoa, cây cảnh lớn của Hà Nội nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ, chúng tôi thấy thị trường cây cảnh năm nay cũng có nhiều loại giá khá cao. Theo nhà vườn số 739 Hoàng Hoa Thám thì đắt nhất ở nhà vườn này là cây lộc vừng, có giá 30 triệu đồng. Đại lộc là cây "hạng trung" có giá vừa phải nên được nhiều người mua về trang trí nhà mới hoặc bày Tết năm nay. Cây đại lộc đắt nhất chỉ 4 đến 5 triệu đồng, cây rẻ thì 1,5 đến 2 triệu đồng tuỳ theo người mua và người bán.

Năm nay, xu hướng chơi cây tùng la hán của khách cũng tăng cao nên giá của nó cũng tăng hơn năm ngoái. Giá cao nhất của tùng la hán là 10 triệu đồng, thấp hơn là 5 đến 7 triệu đồng/cây. Xu hướng chơi cây cảnh Tết năm nay cũng rất đa dạng. Những cây của Trung Quốc như khế xanh, cây sanh có thế đẹp giá giao động vài chục triệu/cây, nhưng lượng khách mua không nhiều. Bán chạy nhất là những cây "tầm trung" trồng ở trong nước như phát lộc, trúc Nhật, ngũ dạ bì, trúc Haoai, vẩy ốc… vì nó có giá hợp với túi tiền của đại bộ phận người tiêu dùng.

Hoa phong lan giá khoảng vài chục triệu đang được chào bán Tết năm nay.

Đi trên đường Hà Nội những ngày này đã thấy "cây cảnh" xuống phố rất đa dạng. Trên đường Hồ Tùng Mậu, huyện Từ Liêm đã bày cả dãy dài cây cam Canh trên vỉa hè và trưng biển mời khách với giá từ 1,5 đến 3,5 triệu đồng/cây. Cây cam Canh đẹp không những quả đều, sai mà phải có lộc. Tại khu vực chợ Quảng Bá và một số chợ hoa lớn của Hà Nội, mai vàng đã thực sự vắng bóng trên thị trường. Săn lùng mai vàng nhưng nhiều người thất vọng, đi đến rã chân chúng tôi mới tìm được một cửa hàng bán mai vàng trên đường Lê Trọng Tấn nhưng giá thành cũng rất cao.

Muôn màu về giá         

"Cây cảnh không có giá" - đó là khẳng định của nhiều tư thương buôn cây cảnh ngày Tết. Giá của cây cảnh tùy thuộc vào khách, có cây bán cho khách này được giá cao, bán cho khách khác giá lại thấp hơn. "Tùy khách mà phát giá" - anh Tùng bán cây cảnh trên đường Hoàng Hoá Thám tiết lộ. Thấy chúng tôi thắc mắc về giá, anh cho biết: "Nhiều loại cây cảnh năm nay giá tăng gấp đôi so với năm ngoái". Ở các tỉnh về Hà Nội lấy hoa buôn cũng khá nhiều, đặc biệt là hoa lan.

Hoa cảnh năm nay chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc. Do ảnh hưởng của giá rét nên năm nay hoa cảnh nở chậm, mầu sắc không đẹp bằng mọi năm. Một cây vạn niên thanh có giá bán từ 70 đến 80 nghìn đồng, trong khi năm ngoái chỉ 50-60 nghìn đồng.

Tại cửa hàng chuyên kinh doanh hoa, cây cảnh Trung Quốc ở 715 Hoàng Hoa Thám, nhân viên bán hàng cho biết, giá hoa đều tăng so với Tết năm ngoái. Cụ thể, cây lan cầu lộc 300 nghìn đồng/cây, tăng 50 nghìn đồng/cây; cây phát lộc tầng từ 130-300 nghìn đồng/cây, tăng 30 đến 50 nghìn đồng/cây; Lan nắp ấm 180 đến 200 nghìn đồng/cây, tăng 40 đến 60 nghìn đồng/cây; son môi tăng gấp đôi từ 120 lên 240 nghìn đồng/cây; xương rồng hình cầu 600 nghìn đồng/chậu, tăng 50 nghìn đồng so với Tết Canh Dần.

Để thay thế cho hoa mai vàng truyền thống, năm nay loại hoa mai đỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc, giá bán 500.000 đồng/chậu được nhiều người chọn mua. Hoa mai đỏ có ưu thế đặc biệt là có thể giữ tươi lâu trong khoảng thời gian 3 tháng, hoa lại có thể điều chỉnh để nở đúng dịp Tết. Còn 10 ngày nữa mới tới Tết Nguyên đán nên các nhà vườn, cửa hàng kinh doanh hoa, cây cảnh đều phát giá khá đắt. Lấy lý do tăng giá của nhiều mặt hàng Tết, người bán thi nhau "hét" giá khiến thị trường hoa cảnh năm nay đứng ở mức giá cao. Đặc biệt là các vựa hoa phục vụ Tết cho thị trường Hà Nội đang bị giá rét kìm hãm cũng khiến giá hoa tươi tăng mạnh trong những ngày qua. Thiết nghĩ, để không bị thiệt, người tiêu dùng khi mua phải mặc cả. Đây chính là cách để người bán không tự do tăng giá phi lý trong dịp Tết

 

                                                                                  Theo CAND

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục