Hộ gia đình ông Bùi Văn Phương, xóm Tiềng, xã Bắc Phong cho trâu ăn nhiều bữa trong ngày giúp tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

Hộ gia đình ông Bùi Văn Phương, xóm Tiềng, xã Bắc Phong cho trâu ăn nhiều bữa trong ngày giúp tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

(HBĐT) - Anh Trần Anh Tài, cán bộ thú y xã Bắc Phong (Cao Phong) cho biết: Mặc dù là xã giáp ranh với các địa phương có trâu, bò mắc bệnh LMLM là thị trấn Cao Phong, xã Tây Phong nhưng nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc nên đến nay trên địa bàn xã không có trường hợp trâu, bò mắc bệnh LMLM. Từ năm 2000 đến nay, toàn xã chưa có trường hợp vật nuôi mắc các bệnh như LMLM, tụ huyết trùng…

 

Hiện nay, tổng đàn trâu, bò của xã là 778 con. Là xã gần với vùng có dịch cộng với thời tiết giá rét, sức đề kháng của đàn gia súc kém nên nguy cơ bùng phát và lây lan dịch cao. Trước tình trạng dịch LMLM bùng phát trên địa bàn huyện và đầu tiên là tại các xã Yên Lập, Tây Phong, chính quyền xã đã liên tục thông báo trên hệ thống loa đài của xã về nguy cơ, cách phòng, chống dịch. Tại mỗi xóm, cán bộ thú y huyện cùng bí thư, trưởng xóm đến từng hộ dân tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về dịch bệnh. Công tác tiêm phòng nhanh chóng được tiến hành, đến nay, 100% con trâu, bò trên địa bàn xã đều được tiêm phòng vác xin LMLM tuýp O. Bên cạnh đó, xã tăng cường kiểm soát tình hình buôn bán gia súc, phối hợp với các ban, ngành chức năng kiểm tra vệ sinh thú y tại các điểm giết mổ và buôn bán gia súc chết.

 

Gia đình ông Bùi Văn Phương ở xóm Tiềng, xã Bắc Phong là một trong những hộ tuân thủ nghiêm túc công tác phòng- chống dịch cho đàn gia súc. Hiện tại gia đình ông đang nuôi một con trâu và 1 con nghé non. Ông chia sẻ: Ngay khi xã thông báo dịch bùng phát trên địa bàn huyện, gia đình ông đã không chăn thả mà nuôi nhốt tại chuồng. Chuồng trâu của gia đình được che chắn cẩn thận, thức ăn cho trâu luôn được giữ trữ như rơm khô, thức ăn tinh bột. Ngoài ra, gia đình ông còn trồng mía, ngô vụ đông, cỏ voi làm thức ăn cho vật nuôi. Gia đình ông đăng ký tiêm phòng và phun thuốc khử trùng tiêu độc 2 lần/ngày. Nếu thấy nhiệt độ xuống thấp, gia đình ông nấu cháo bột ngô cho trâu, nghé nhằm tăng sức đề kháng với dịch bệnh.

 

Ông Bùi Văn Thảnh, Phó Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Cao Phong khuyến cáo: Bệnh LMLM là do một loại vi rút gây ra nên nguy cơ lây lan bệnh rất cao. Chính vì vậy trong những ngày này, hộ chăn nuôi không được chăn thả chung bãi với đàn gia súc mắc bệnh, cần nuôi nhốt để đảm bảo đủ thức ăn và giữ ấm cho đàn trâu, bò. Nếu phát hiện gia súc mắc bệnh, lập tức báo cáo với chính quyền, ngành chức năng nhằm chữa trị kịp thời và chống lây lan bệnh.

 

Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của huyện, xã và ngành chuyên môn, Bắc Phong đã hạn chế mức thấp nhấp khả năng xảy ra dịch bệnh, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.

 

                                                                                         Hồng Nhung

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục