Các hộ dân ở xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng ( Đà Bắc) phát triển đàn dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Các hộ dân ở xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng ( Đà Bắc) phát triển đàn dê cho hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Mường Chiềng là một xã vùng cao khó khăn của huyện Đà Bắc, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, nông nghiệp. Nhưng thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh và diện tích canh tác ít đã đặt ra nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế của người dân. Khắc phục khó khăn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi và áp dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất là hướng đi đúng mà Mường Chiềng đã tiến hành thành công trong năm 2010.

 

“Năm 2010, thu nhập bình quân của xã đã tăng lên 7 triệu đồng, toàn xã chỉ còn 22,4% hộ nghèo. Hệ thống đường giao thông nông thôn đã được kiên cố hoá đến từng hộ dân. 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được đi học. Bộ mặt thôn, xóm được xây dựng ngày càng khang trang”. Không giấu niềm tự hào, đồng chí Xa Mạnh Hùng đã cởi mở chia sẻ với chúng tôi những đổi thay trên mảnh đất vùng cao Mường Chiềng. Đó là kết quả từ những nỗ lực không ngừng của chính quyền, nhân dân trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, áp dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất.

 

Mường Chiềng hiện chỉ có 64 ha cấy lúa nước nhưng cũng thường xuyên rơi vào tình trạng hạn hán, sâu bệnh, chuột hại. Diện tích canh tác phân tán nhỏ lẻ, men theo các sườn đồi đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấy trồng, chăm sóc. Để khắc phục việc thiếu đất canh tác, chính quyền đã hướng dẫn người dân tích cực đầu tư, cải tạo diện tích cây lúa nước, xây dựng hệ thống kênh mương đảm bảo cho sản xuất 2 vụ. Xã đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống bằng khảo sát, thí điểm các loại giống lúa thuần có năng suất và chất lượng gạo như như giống lúa DS – 1, giống lúa BC – 15. Qua thử nghiệm thấy đây là những giống lúa mới có phẩm chất tốt, năng suất cao nên đã được bà con nhân rộng gieo trồng trong vụ mùa năm 2010. Do gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc tốt nên mặc dù thời tiết năm 2010 khá khắc nghiệt, chuột phá hoại nhưng Mường Chiềng vẫn đảm bảo năng suất lúa đạt 54 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 693 tấn. Bên cạnh đó, Mường Chiềng đã tăng diện tích cây ngô lai cho năng suất cao, tập trung ở xóm Kế với 130 ha. Ngoài ra, bà con còn tận dụng diện tích đất khô hạn, đất đồi để sản xuất cây màu như: đậu tương, lạc…bằng hình thức thâm canh, cải tạo đất theo các hướng dẫn kỹ thuật đã được chuyển giao. Qua đó đã nâng tổng sản lượng cây có hạt năm qua lên 1183 tấn.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, ngoài chăm sóc và bảo vệ gần 90 ha rừng, người dân Mường Chiềng đã tích cực trồng rừng, trồng xen kẽ các loại cây như xoan, luồng….Thực hiện tốt công tác phòng - chống cháy rừng, năm 2010, trên địa bàn không xảy ra vụ cháy rừng nào; hiện tượng khai thác, buôn bán lâm sản trái phép đã được chấm dứt....an, luouc 10.000 con gia ca

 

Dẫn chúng tôi đi thăm các mô hình phát triển kinh tế ở xóm Nà Mười, đồng chí Xa Mạnh Hùng cho biết thêm: Song song với chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho phù hợp với tình hình thực tế,năm qua, xã đã chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, tận dụng đồng cỏ, tăng thêm thu nhập. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò của xã đã lên đến hơn 1.100 con, lợn trên 1.200 con, 10.000 gia cầm và trên 200 con dê. Để đảm bảo việc phát triển chăn nuôi, chính quyền và nhân dân Mường Chiềng chú trọng công tác phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm. Việc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm luôn đạt tỷ lệ cao, năm 2010 không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Vài năm lại đây, nhận thấy nuôi dê và nuôi lợn bản địa có hiệu quả kinh tế cao nên đã có nhiều hộ dân ở xóm Nà Mười, Nà Sại…triển khai thí điểm mô hình này. Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, dễ chăm sóc, nhu cầu của thị trường đang rất lớn đảm bảo đầu ra, lợi nhuận cao…nên mô hình nuôi dê, nuôi lợn bản địa đang được các hộ dân ở Mường Chiềng nhân rộng.

 

Những kết quả đáng phấn khởi trên lĩnh vực phát triển kinh tế năm qua là điều kiện quan trọng, động lực to lớn để chính quyền và nhân dân Mường Chiềng phấn đấu đạt tổng giá trị sản phẩm xã hội năm 2011 đạt 18 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 13%, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 9 triệu đồng.

                                                                                               

 

                                                                                             Dương Liễu

 

Các tin khác


Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Giám sát tình hình thực hiện đầu tư công năm 2023 tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) do đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn vừa giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 203/NQ-HĐND, ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh về Kế hoạch đầu tư công năm 2023 trên địa bàn huyện Đà Bắc.

“Chung tay tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho cơ sở công nghiệp nông thôn”

(HBĐT) - Đó là mục tiêu mà Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (KC& TVPTCN) tỉnh phối hợp Trung tâm KC&TVPTCN 1 (Cục Công Thương địa phương – Bộ Công Thương) chú trọng thực hiện thông qua các hoạt động chương trình hỗ trợ thiết thực, hiệu quả trong thời gian qua.

Chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ vừa ban hành Kết luận số 928-KL/TU, ngày 21/9/2023 về tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 33/CTr-TU, ngày 10/7/2020 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Chương trình hành động số 33).

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục