Nếu CPI giảm thì lãi suất cũng sẽ giảm.

Nếu CPI giảm thì lãi suất cũng sẽ giảm.

Ngày 26/1, tại buổi gặp mặt báo chí cuối năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu khẳng định, nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 2 xoay quanh mốc 1,4% thì mặt bằng lãi suất ngay lập tức sẽ giảm.

 

Cơ sở để hạ lãi suất

Theo Thống đốc, hiện nay lãi suất cả huy động và cho vay vẫn cao do nhiều nguyên nhân. "Nhiều doanh nghiệp còn dự trữ hàng Tết, hàng cuối năm, chi trả lương, thưởng Tết cho cán bộ công nhân viên nên lãi suất chưa thể giảm," Thống đốc nói.

Bên cạnh đó, trong tháng 1, nhiều mặt hàng tăng giá như lương thực, thực phẩm, học phí, dịch vụ ăn uống kéo theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 của cả nước đã tăng tới 1,74% so với tháng 12/2010 và tăng 12,17% so với cùng kỳ năm 2010.

Chính vì vậy, Thống đốc cho biết, nếu CPI trong tháng 2 xoay quanh 1,4% thì Ngân hàng Nhà nước sẽ ngay lập tức điều chỉnh hạ lãi suất cơ bản VND và vì thế, mặt bằng lãi suất trên thị trường cũng sẽ giảm.

Chính TS Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra nhận định, nếu chúng ta kéo lạm phát xuống được thì lãi suất sẽ xuống theo. Ông đưa ra ví dụ năm 2011 dự kiến lạm phát là 7%, thì chúng ta quy định lãi suất huy động chỉ ở mức 9-10% thôi, 12-13% la cho vay, như thế lãi suất sẽ giảm xuống dần dần.

Ông Kiêm dự báo, phải đến cuối quý I hoặc đầu quý 2, tức là phải sau Tết Nguyên đán thì lãi suất mới có thể giảm được.

Cũng trong một động thái để giữ ổn định thị trường trong nước. Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ cơ chế điều hành lãi suất năm nay năng động và linh hoạt hơn. "Có nghĩa tập trung nhiều hơn cho quyền hạn của Thống đốc chứ không thể điều hành chính sách tiền tệ như “đẽo cày giữa đường”. Ví dụ, Ngân hàng Nhà nước có thể lấy một loại lãi suất chủ chốt của ngân hàng Trung ương để điều hành thị trường," Thống đốc Giàu cho hay.

Thị trường ngoại hối "sáng"

Tại buổi họp báo, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, thị trường ngoại hối từ đầu năm đến nay tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Các ngân hàng thương mại tiếp tục mua được ngoại tệ từ thị trường và tích cực bán ra phục vụ khách hàng.

Bên cạnh đó, sự gia tăng nguồn cung ngoại tệ từ các luồng như kiều hối, xuất khẩu, đầu tư nước ngoài... những tháng cuối năm đã góp phần cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

Theo thống kê của Vụ Quản lý ngoại hối, nguồn thu ngoại tệ từ kiều hối, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng mạnh. Cùng với sự gia tăng của các luồng tiền chuyển vào, những biện pháp chính sách để ổn định thị trường ngoại hối đã được thực hiện trong thời gian qua cũng là yếu tố củng cố tâm lý thị trường.

Thống đốc cho biết, hiện nay trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại đang thực dương vào khoảng 250 triệu USD, ngày cao điểm lên đến 300 triệu USD.

Riêng đối với thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường các biện pháp quản lý và điều tiết thị trường như: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc việc đóng cửa sàn vàng và tất toán trạng thái kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài; cho phép xuất, nhập khẩu vàng khi cần thiết; ban hành thông tư thu hẹp hoạt động huy động và cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng./.

 

                                                                                  Theo TTXVN

Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Thịt chua Lâm Tin - hương vị đậm đà khó quên

(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành phố Hòa Bình: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.

Người lao động xã Phú Thành chủ động việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục