Theo thống kê, cả nước hiện có trên 500.000 DN đăng ký hoạt động. Trong đó 97% là các DN nhỏ và vừa (DNNVV), sử dụng trên 30% tổng vốn đầu tư và hơn 50% số LĐ trong các DN, tạo ra trên 40% số hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu, đóng góp gần 40% cho ngân sách nhà nước.
Khó về vốn
Theo Hiệp hội DNNVV Việt Nam, hiện nay các DNNVV vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Quy mô, phân tán, trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý yếu, khả năng tài chính hạn hẹp, khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, mặt bằng SXKD chật hẹp, không có sự liên kết hợp tác giữa các DN... Đây là những yếu tố bất lợi đối với DNNVV trong quá trình phát triển trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. Trong khi đó, người đại diện của họ là Hiệp hội DNNVV VN thì mới được thành lập và cũng đang phải chịu nhiều khó khăn do thiếu kinh phí, hạn chế kinh nghiệm với một mạng lưới nhỏ, đã phải đương đầu với tác động của hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo ông Trương Văn Trị - Giám đốc Cty TNHH giống thủy sản Hải Long (Thái Bình) - thì khó khăn nhất của các các DNNVV hiện nay là vốn, vì phần lớn bước đầu các DNNVV không có tài sản thế chấp để vay, mà nếu có vay được thì cũng phải chịu lãi suất rất cao, vì phần lớn các DNNVV chưa có điều kiện và cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Đây là điều bất cập vì các DN lớn thường được ưu đãi về mặt bằng, vốn... còn các DNNVV thì phải tự bơi. Trong khi đó, sức ép của thị trường trong việc gia nhập kinh tế thế giới (năm 2011 khoảng 9.000 mặt hàng được miễn - giảm thuế), đây là một bài toán khó cho các DNNVV Việt Nam.
Thiếu nhân lực có trình độ
Theo ông Cao Sỹ Kiêm – Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam - thì năm 2011 sẽ có nhiều thách thức đối với các DNNVV do kinh tế có chuyển biến và đổi mới tương đối tốt, nhưng vẫn còn một số tồn tại như thể chế quản lý, quản lý vĩ mô, hạ tầng, chất lượng nguồn lực, thủ tục hành chính... sẽ tạo ra những khó khăn cho các DN, nhất là các DNVVN - là nhóm các DN có yếu thế trong cạnh tranh, khả năng tiếp cận thị trường. Các DN này cũng dễ bị tổn thương hơn trước. Do vậy, sẽ phát sinh những mâu thuẫn mới, nhất là mâu thuẫn về tiền tệ và thương mại, do vậy sẽ tác động mạnh đến các DNNVV. Trong khi đó, nước ta cũng là một nước phải chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh... do vậy thuận lợi cũng lắm và khó khăn cũng nhiều. Cũng theo ông Cao Sỹ Kiêm, hiện nay việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các DNNVV là rất khó khăn, do vậy cần cố gắng có sự vươn lên của DN hướng SX, chi phí, hướng vay trả; sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, các cơ quan chức năng; sự hỗ trợ của cộng đồng để các DN có điều kiện tiếp tục phát triển; vì chính những DNNVV luôn phải gánh các phần khuyết mà các DN lớn không “ôm” được.
Còn theo ông Vũ Văn Dũng – Tổng Thư ký hiệp hội, thì khối DNNVV hằng năm đóng góp 40% GDP và thường xuyên giải quyết việc làm 50% LĐ cả nước và mỗi năm đã tạo việc làm mới cho trên 1 triệu LĐ (phần lớn là LĐ chưa qua đào tạo). Nhưng đây là mảng khuyết của khối DN này, vì phần lớn là LĐ chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề thấp, thu nhập thấp không thu hút được LĐ có trình độ, từ đó khó có thể cạnh tranh được với các DN lớn. Đây là vấn đề xã hội cần được các cơ quan chức năng nghiên cứu giải quyết, để tạo một sân chơi công bằng giữa các DN lớn và các DNNVV.
Theo Báo Laodong
Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.
(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.
Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...
(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.