Ngày 17-5, nhóm các nhà kinh tế trẻ thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã công bố “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011: nền kinh tế trước ngã ba đường”.

Lãi suất quá cao hiện nay là một trong những gánh nặng cho doanh nghiệpẢnh: N.bình

Theo TS Nguyễn Đức Thành - giám đốc VEPR, qua nghiên cứu VEPR dự báo hai kịch bản cho nền kinh tế. Thứ nhất là kịch bản với chính sách tiền tệ được thắt chặt một cách kiên nhẫn (có thể kéo dài đến hết năm) đi liền với cắt giảm đầu tư công mạnh mẽ, lạm phát năm 2011 có thể ở mức 15,5%, trong khi tăng trưởng đạt khoảng 6,2%.

 Trong trường hợp giá nguyên liệu thô trên thế giới giảm mạnh, lạm phát có thể giảm nhiều hơn vào cuối năm, giúp kìm đà tăng giá của cả năm.

Kịch bản thứ hai dự báo mức lạm phát năm 2011 có thể trên 18% nếu không có đủ sự quyết liệt trong việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh nghiệm những năm trước cho thấy sự nới lỏng tiền tệ thường diễn ra trong quý 3, dưới sức ép của khu vực doanh nghiệp hoặc sự thiếu kiên nhẫn trong thắt chặt chính sách tiền tệ.

Mặc dù việc nới lỏng giúp tăng trưởng theo kịch bản thứ hai cao hơn một chút, khoảng 6,5%, nhưng so với các năm trước hiệu ứng tăng trưởng không còn đáng kể vì sự bất ổn trong năm 2011 đã trực tiếp tác động đến chất lượng tăng trưởng.

Bình luận về báo cáo của VEPR, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng tăng trưởng kinh tế ở nước ta luôn chứa đựng nguy cơ lạm phát, bên cạnh đó cần tránh điều hành chính sách tiền tệ giật cục.

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, mức lãi suất trên thị trường hiện nay là cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, lãi suất càng cao thì vốn chảy vào khu vực công càng nhiều vì khu vực này sử dụng vốn “không chấp” lãi suất, đã có những tiền lệ là nếu xuất hiện nợ xấu thì được khoanh, được giãn..., đồng thời lãi suất càng cao thì vốn càng chảy vào khu vực phi sản xuất.

“Có chủ doanh nghiệp nói với tôi hiện nay một là sa thải công nhân, hai là đi buôn lậu chứ lãi suất này không làm gì được” - ông Nghĩa cho biết.

Ông Nghĩa nói cần giảm gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp hơn nữa, mặc dù đã giảm từ 35,7% năm 2006 còn 25,1% năm 2010 (thuế thu từ khu vực doanh nghiệp trong tổng thu ngân sách) nhưng vẫn còn rất cao so với các nước trong khu vực (chỉ khoảng 14%). “Chúng tôi đã báo cáo với Thủ tướng chưa bao giờ trong ngành ngân hàng có hai hệ thống kế toán như hiện nay, đơn giản vì trần lãi suất huy động 14% nhưng thực tế ngân hàng trả cao hơn nên mới sinh ra chuyện méo mó như vậy” - ông Nghĩa cho hay.

Một trong những khuyến nghị chính sách hàng đầu của VEPR là về mô hình tăng trưởng, cần thay đổi tư duy cho rằng các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ là trụ cột cho phát triển kinh tế trong lâu dài. Điều này sẽ liên tục mâu thuẫn với sự phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu.

Trong điều kiện các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn chi phối một cách đáng kể nhiều lĩnh vực sản xuất quan trọng, bước đầu tiên là cần hình thành tư duy cải cách để những tập đoàn này trở thành đầu tàu nâng đỡ khu vực tư nhân, tạo dựng thị trường cho khu vực tư nhân trong lĩnh vực đó, với những quy định và giám sát cụ thể của Nhà nước.

                                                                              Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục