Doanh nghiệp đang

Doanh nghiệp đang "chuộng" vay USD hơn VND - Ảnh: Ngọc Thắng

Chênh lệch lãi suất cho vay giữa VND và USD lên tới 14%-15%/năm, cùng với kẽ hở về quy định cho vay ngoại tệ, đang khiến dư nợ USD tăng nhanh, tạo áp lực lên tỷ giá khi những hợp đồng vay đáo hạn, DN không có nguồn trả nợ.

Chênh lệch quá lớn

Theo báo cáo của Ngân hàng  (NH) Nhà nước, tính đến hết 20.6, trong khi tín dụng VND chỉ tăng 2,67%, thì ngược lại tín dụng ngoại tệ tăng tới hơn 23% so với năm 2010. Tại TP.HCM, tổng dư nợ trên địa bàn ước đến cuối tháng 7 đạt 758.000 tỉ đồng, tăng 7% so với đầu năm, dư nợ ngoại tệ đạt 230,3 nghìn tỉ đồng tăng 32,6%, còn dư nợ VND tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2010. Lý do chính của việc này là chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ quá lớn. Trong 2 tuần đầu tháng 7 vừa qua, theo NH Nhà nước lãi suất cho vay VND bình quân lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các NH thương mại từ 18%-21%, phi sản xuất 22-25%. Trong khi đó, lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6%-7,5% ngắn hạn và 7,5% - 8% trung, dài hạn. Theo ông Phan Đào Vũ - Tổng giám đốc NH cổ phần Bảo Việt, ở thời điểm hiện tại nếu bản thân là người đi vay, ông chắc chắn sẽ chọn USD bởi “chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền quá lớn. Cùng với động thái kiểm soát tỷ giá ổn định, hoặc nếu có biến động thì cũng không quá lớn là cái lợi ai cũng nhìn rõ” - ông nói.

Tuy vậy, ông Vũ cũng cho rằng, nên thận trọng tính toán khi vay USD nếu xu hướng cho vay vẫn duy trì như thời gian qua sẽ gây áp lực đối với DN khi phải mua USD để trả nợ khi các khoản vay đáo hạn. “NH Nhà nước dự báo cán cân thanh toán có thể thặng dư 1 tỉ USD, nhưng trong xu hướng thâm hụt thương mại vẫn còn cao, nhu cầu vay USD vẫn tăng nhanh, thì tương lai nguồn USD đáp ứng để DN có thể trả nợ sẽ như thế nào cũng còn là một dấu hỏi lớn”, ông nói thêm.

Một lãnh đạo NHTM cổ phần lớn cũng cho rằng, các nhà quản lý ngay từ bây giờ phải có tính toán, cân nhắc đến khả năng kiểm soát, cân đối cung - cầu USD. Vì dù NH Nhà nước đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ (tăng chi phí cho vay ngoại tệ), quy định DN muốn vay ngoại tệ phải có nguồn thu để trả nợ, phải có văn bản cam kết bán ngoại tệ của NH khác nên dẫn đến tâm lý NH nào cũng nghĩ rằng mua ngoại tệ trên thị trường không khó khăn nên sẵn sàng cam kết bán ngoại tệ cho các DN. Đây là lý do chính, DN và NH vẫn đang vô tư vận dụng và cam kết thoải mái cho nhau.

Chưa yên tâm với tỷ giá

Phó TGĐ một NH thương mại khác cho biết lượng ngoại tệ người dân bán cho NH thời gian qua tăng nhanh, lượng tiền gửi sau thời gian chững lại nay đã tăng trong vài ngày qua, tuy nhiên lại tập trung chủ yếu NH thương mại cổ phần, vì các NH này đang chấp nhận trả lãi suất cao hơn mức quy định 2% so với NH Nhà nước. “Có cầu thì phải có cung, khi NH mất cân đối nguồn vốn và cho vay, họ cũng phải tính toán làm sao cho hài hòa và có lợi nhất chứ không thể ngồi im được” - vị này nói và tỏ ra lo ngại, khi hợp đồng vay đáo hạn và những cam kết của một số NH sẽ trở nên khó khăn hơn, bởi nguồn cầu ngoại tệ ồ ạt trở lại, còn thâm hụt thương mại, nhập siêu vẫn đè nặng lên cán cân thanh toán. “Thâm hụt thương mại hai tháng 6 và 7 đã giảm đáng kể chỉ còn 160 triệu USD và 200 triệu USD so với mức hơn 1 tỉ USD của mấy tháng trước đó. Nhưng đây không phải là điều có thể lạc quan, vì thực tế việc tái xuất vàng 2 tháng này đã lên tới 1,6 tỉ USD. Vậy thị trường vàng sẽ biến động như thế nào, giá vàng thế giới còn chênh lệch lớn với giá vàng trong nước, nguồn vàng xuất có đủ để liên tục làm giảm thâm hụt thương mại hay không” - Phó TGĐ trên đặt câu hỏi, và chia sẻ các nước lớn trên thế giới 100% DN đều phải sử dụng đến công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá, đều tính vào chi phí và giá thành khi xây dựng bài toán kinh doanh. “DN Việt Nam tin rằng tỷ giá khó biến động mạnh, nhưng cũng không thể không tính tới sử dụng bảo hiểm tỷ giá tránh rủi ro có thể xảy ra như năm trước” - vị này nói.

Theo lãnh đạo Ban Vốn và kinh doanh vốn của BIDV, tỷ giá vốn rất nhạy với chính sách điều hành của NH Nhà nước, chỉ cần một động thái thay đổi sẽ khiến tỷ giá biến động mạnh. Mà thời gian qua, niềm tin chính sách mới chỉ được phục hồi chút ít. Trước đó, đánh giá về kinh tế VN, NH Standard Chartered, cũng tỏ ra lo ngại bởi những chính sách điều hành tỷ giá chưa được như mong muốn của NH Nhà nước khi đã 2 lần hạ giá VND so với USD, ngay sau khi tuyên bố cam kết giữ ổn định.

 

                                                               Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục