Sau hơn 20 năm XK gạo, VN đạt tốc độ tăng trưởng 435,71%. Đó là kỳ tích. Tuy nhiên, trên thực tế hạt gạo VN chưa có vị trí xứng tầm trên trường quốc tế và người nông dân “một nắng hai sương” vẫn ngụp lặn trong thị trường bấp bênh, đầy sóng gió, luôn chịu thiệt thòi vì cung cách làm ăn thực dụng của hệ thống các công ty Vinafood và VFA (thực chất chỉ do một người chỉ đạo).

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu là do lỗi trong hệ thống điều hành và nếu không quyết liệt tái thiết toàn diện, hạt gạo VN sẽ tiếp tục lún sâu vào bất lợi: Không có thương hiệu mạnh và từ đó lợi nhuận của nông dân sẽ rất mong manh.

Nông dân An Giang thu hoạch lúa hè thu. Ảnh: Lục Tùng
Nông dân An Giang thu hoạch lúa hè thu. Ảnh: Lục Tùng

Yếu do chồng chéo, trái quy luật

“Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến việc tiêu thụ lúa và XK gạo thời gian qua bị ỳ ạch là do hệ thống chính sách mua bán lúa gạo của ta còn chồng chéo và trái quy luật kinh tế” - PGS-TS Nguyễn Tri Khiêm - khoa KT-QTKD, ĐH An Giang - mở đầu câu chuyện. Theo ông Khiêm, chính sách vận hành chồng chéo hiện nay đã tạo cơ hội cho VFA “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Không chỉ là đơn vị điều hành, VFA còn độc quyền xuất khẩu, thậm chí được trao thêm quyền định đoạt thời điểm, giá cả và cả quyền công bố giá thành sản xuất lúa để ấn định giá mua gạo tạm trữ. Theo báo cáo “Phân tích hệ quả can thiệp chính sách với các tác nhân trong chuỗi xuất khẩu gạo và tôm tại VN” (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - 2011), mỗi khi VFA tạm ngừng thu mua tạm trữ, XK là lúa xuống giá, nông dân gặp nhiều khó khăn về tiêu thụ lẫn lợi nhuận. Tuy nhiên, trái với sức mạnh trong hành xử với nông dân, VFA lại rất yếu ớt trong kinh doanh, XK gạo trên trường quốc tế.

“Đến nay, VN vẫn chỉ có thể bán gạo vào các thị trường giá không cao như Châu Á, Châu Phi” - PGS-TS Phạm Văn Dư - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT - cho biết. Đó là chưa kể đến sự yếu kém khi phần lớn chỉ có thể XK gạo thông qua môi giới. Chưa hết, các nhà XK VN lại mua bán theo kiểu “ăn xổi”: Ngồi đợi người ta mua gì mới túa ra thu gom để bán. Điều này đã trực tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng lúa gạo và lợi nhuận của nông dân. “Bởi sau mỗi vụ rớt giá, một bộ phận nông dân có xu hướng chuyển sang trồng lúa dễ chăm sóc, mức đầu tư thấp để tự “bảo vệ” mình và tất nhiên chất lượng gạo cũng không cao” - ông Dư bức xúc.

Mua cổ phần bằng lúa

“Vì cung cách làm ăn chụp giật, “ăn xổi ở thì” của các doanh nghiệp XK gạo - từ Vinafood đến các Cty con - nên sau 23 năm XK, gạo VN vẫn chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế” - GS-TS Võ Tòng Xuân mở đầu câu chuyện. Theo GS Xuân, vào 1992-1993, Cty ARI của Mỹ hợp tác với Vinafood tại Trà Nóc (Cần Thơ) đã XK gạo với giá gấp đôi gạo của các Cty VN chỉ vì họ chỉ dùng một giống lúa IR64 rặt để chế biến, chứ không như các Cty của VFA dùng lúa trộn do thương lái cung cấp. Chính phủ cần mạnh dạn chỉ đạo điều hành để chấm dứt tình trạng gạo XK của VN không có thương hiệu mạnh, dẫn đến tình trạng nông dân và nông nghiệp VN chịu thiệt thòi so với các nước tiên tiến.

Muốn được như thế, các Cty XK phải bảo đảm thật sự phẩm chất gạo với nhiều chỉ tiêu theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP. GS Xuân nhấn mạnh: “Trung ương Đảng đã sáng suốt thấy những tình huống này nên đã có Nghị quyết 26 về “Nông nghiệp – nông dân – nông thôn”. Nhưng từ nghị quyết đi đến thực tế phải có những sáng kiến thực hiện cụ thể, để có kết quả chỉ đạo cho các địa phương. Hiện nay, đã có nhiều mô hình đang được một số doanh nghiệp như: Nông trường Sông Hậu, ADC, CP BVTV An Giang... thực hiện để bảo đảm cho nông dân trồng lúa theo kỹ thuật GAP đạt năng suất cao và bán hết lúa cho Cty. Nhưng trong những mô hình này, Cty và nông dân vẫn chưa có sự gắn kết nhau một cách hữu cơ, máu thịt theo hướng cùng chia sẻ rủi ro, chia sẻ lợi nhuận...

Một mô hình mới hơn nữa đang được triển khai tại Tam Nông, Giồng Găng (Đồng Tháp) và Phú Tân (An Giang) theo dạng “công ty CP nông nghiệp”. Với hình thức này, dự kiến quan hệ giữa người nông dân tham gia và doanh nghiệp được gắn chặt bằng CP của công ty. Nông dân tuy không có nhiều tiền lúc ban đầu, nhưng họ có lúa, nên cần có một chính sách cho nông dân có thể mua CP bằng lúa sau mỗi vụ thu hoạch, và bán lúa cho công ty của chính họ với giá bảo đảm có lợi. Như thế, nông dân sẽ không còn bị rủi ro vì chênh lệch giá, trái lại luôn có lời, kể cả lời từ chia cổ tức hằng năm, thoát khỏi cảnh “tự bơi giữa biển thị trường” đầy may rủi để trở thành người chủ của công ty. “Lối ra này chỉ có thể thực hiện được nếu có một quyết tâm của Đảng và Nhà nước” - GS Xuân nhấn mạnh.

 

                                                                          Theo Báo Laodong

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục