Mặc dù kim ngạch xuất khẩu có dấu hiệu tăng nhưng doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn trong xuất khẩu những tháng cuối năm như: thiếu đơn hàng, thiếu vốn trong khi lãi suất cao, tình trạng "rút ruột" container chưa ngăn chặn được…

 

Theo số liệu ước tính của Liên Bộ, tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 70 tỷ USD (tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2010). Một trong những mặt hàng nằm trong "top" xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là dệt may với kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 10,5 tỷ USD (tăng 31% so với cùng kỳ), nhưng tính riêng từng tháng gần đây thì kim ngạch đã bị sụt giảm. Như trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,5 tỷ USD, nhưng trong tháng 9 dự kiến chỉ còn khoảng 1,4 USD.

Theo Hiệp hội Dệt may, hằng năm vào quý III số lượng đơn hàng các doanh nghiệp ký được rất lớn. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp lớn mới có được đơn hàng sản xuất đến hết năm 2011. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu đơn hàng nghiêm trọng.

Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn trong việc thiếu đơn hàng thì tình trạng "rút ruột" container một số mặt hàng xuất khẩu kéo dài trong thời gian qua chưa ngăn chặn được cũng khiến doanh nghiệp hết sức lo lắng.

Theo thống kê của Hiệp hội Điều, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trong ngành điều bị mất hơn 5.000 thùng hàng (khoảng 13,24 tấn) tương đương với số tiền 2 triệu USD; Với mặt hàng cao su, chỉ tính riêng trong tháng 9, hai doanh nghiệp cao su xuất khẩu sang thị trường Nga đã bị "rút ruột" gần 40 tấn cao su, trị giá khoảng 4 tỉ đồng.

Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, để ngăn chặn tình trạng này, nhiều doanh nghiệp đã thuê giám định độc lập kiểm định ở hai đầu cảng, đồng thời mua bảo hiểm hai chiều xuất và nhập. Thậm chí, doanh nghiệp còn thuê người áp tải hàng từ nhà máy ra đến cảng, giám sát trong quá trình đóng hàng, nhưng các container vẫn bị "rút ruột" dù niêm phong kẹp chì vẫn còn nguyên vẹn.

Cũng theo các doanh nghiệp, mặc dù các cơ quan, ban, ngành cũng đã từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để ổn định và duy trì sản xuất, xuất khẩu. Nhưng khó khăn căn cơ nhất hiện nay mà doanh nghiệp sợ nhất là thiếu vốn.

Ông Đặng Hoàng Giang, Tổng Thư kí Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng, trước áp lực từ phía ngân hàng nên trong thời gian qua đã không ít doanh nghiệp phải bán tháo sản phẩm với giá rẻ để trả nợ ngân hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp đang gặp khó khăn do lãi suất ngân hàng quá cao, chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí công nhân cao dẫn đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh thấp.

Để góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, Hiệp hội Điều đề nghị Chính phủ nên có chính sách gia hạn nợ vay cho các khoản thu mua, nhập khẩu nguyên liệu đến hạn từ tháng 9/2011. Đồng thời, hạ lãi suất các khoản đã vay theo mặt bằng lãi suất đã điều chỉnh.

Ông Nguyễn Công Hoàng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Việt Nam kiến nghị, Chính phủ nên giải ngân và đáp ứng kịp thời nguồn vốn để doanh nghiệp thuận lợi thu mua mặt hàng nông sản

 

                                              Theo CAND

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục