Thông tin NHNN ngày 14.11 đã giải thoát một số khoản mục cho vay vốn khỏi nhóm phi sản xuất đã được các DN kinh doanh, xây dựng BĐS đón nhận một cách dè dặt.

Vẫn còn những ý kiến trái chiều, nhưng nhìn chung đa số các DN đều tỏ hy vọng quyết định này sẽ toả hơi ấm nhất định lên thị trường đang rất nguội hiện nay.

Đường hẹp tắc được khơi thông

Ông Nguyễn Hữu Cường - Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội - đã ví von về việc thắt chặt tín dụng cho vay BĐS của NH cả năm nay giờ đang được nới lỏng với 4 nhóm được đưa vào danh mục phi sản xuất  như vậy. Theo ông Cường, việc NHNN cho phép các tổ chức tín dụng được bơm vốn cho một số lĩnh vực phi sản xuất trong đó có cho vay để sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương, tiền công của khách hàng vay đã tháo gỡ khó khăn rất lớn cho những người dân có nhu cầu vay vốn mua nhà để ở. “Trên thực tế, hiện nay hầu hết người có nhu cầu mua nhà để ở đều trông cậy vào vốn vay NH, không nhiều thì ít. Do đó, việc mở van tín dụng cho những đối tượng này sẽ góp phần tạo thanh khoản cho thị trường, giải quyết nhu cầu chính đáng về nhà ở của nhiều người dân” - ông Cường nói.

Một DN BĐS khác khi được hỏi cũng cho rằng, khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS thời gian qua là vấn đề thanh khoản chứ không phải giá cả. Nhiều chủ đầu tư sẵn sàng bán với giá cắt lỗ để thu hồi vốn nếu có người mua. Giải quyết được một phần khó khăn về thanh khoản, không chỉ DN BĐS dễ thở hơn mà nhiều ngành nghề khác cũng hưởng lợi.

Theo ông Lý Mạnh - Phó GĐ Tập đoàn Hoàng Vương, việc NHNN xem xét lại các khoản vay đối với một số lĩnh vực phi sản xuất là thông tin rất kịp thời đối với các DN đặc biệt khi thời điểm đáo hạn ngân hàng đối với các khoản nợ đang đến rất gần. Đây là “liều thuốc” giúp các DN bớt căng thẳng trong bối cảnh hiện nay.

Ảnh: Bình An.
Ảnh: Bình An.

Vì báo cáo đẹp của ngành NH?

Ông Nguyễn Đỗ Việt - Phó TGĐ CTCP Sông Đà - Thăng Long cho rằng, tác động của chính sách cho các chủ đầu tư vay tiền để hoàn thành nốt dự án và tạo điều kiện cho người mua nhà vay tiền để nhanh chóng nhận nhà sẽ không lớn. “Các chủ đầu tư có dự án chuẩn bị hoàn thành hiện nay không phải dự án nào cũng còn hạn mức để vay, nếu tiếp cận được nguồn vốn thì cũng chủ yếu là để đảo nợ các khoản cũ đến hạn, vay được vốn mới cũng chắc chắn sẽ không nhiều. Đối với đối tượng được vay là khách hàng cá nhân nguồn trả nợ bằng lương hoặc tiền công, trong điều kiện lãi suất cao như hiện nay thì cũng rất ít người mạnh dạn vay để mua nhà, có chăng chỉ một tỉ lệ nhỏ buộc phải vay với mục đích thanh toán phần còn lại để nhận bàn giao nhà” - ông Việt đã lý giải vì sao nhận định như vậy.

Ông này cũng cho rằng, có chăng nhận thấy rõ rệt hơn sự tác động của chính sách là đối với phân khúc nhà thương mại để bán và cho thuê cho người thu nhập thấp. “Tuy nhiên, ngay cả sự tác động này cũng sẽ mang tính lâu dài trong khi thị trường cần có giải pháp “nóng”, vì vậy rất khó nhân ra sự chuyển mình của phân khúc này” - ông Việt nói.

Một chuyên gia BĐS giấu tên khác thì phân tích, việc NHNN chính thức đưa 4 nhóm tín dụng BĐS ra khỏi rổ phi sản xuất, cũng có nghĩa là các NH sẽ không phải gồng mình để giảm tỉ lệ tín dụng phi sản xuất về mức 16% vào thời điểm cuối năm. “Các NHTM sẽ dễ dàng đưa ra một bản báo cáo đẹp, đáp ứng các chỉ tiêu nóng mà NHNN giao vào thời điểm cuối năm nay sau khi tín dụng phi sản xuất được phân loại lại. Các DN BĐS chỉ được hưởng lợi gián tiếp từ quyết định này do không còn phải chịu áp lực thu hồi vốn cao như hồi đầu năm” - chuyên gia này nói.

Lãnh đạo nhiều DN BĐS khác cũng cho rằng, mặc dù đúng là ngân hàng “nới” cho vay một số hạng mục, nhưng chắc chắn các DN khó có thể vay vốn bởi hiện các ngân hàng đang rất khan hiếm tiền mặt, thậm chí nhiều ngân hàng vẫn đang phải chạy đôn chạy đáo để thu hồi nợ... 

Có lẽ cũng từ những tính toán cân nhắc này từ phía các chủ đầu tư nên thị trường BĐS vẫn đang khá im ắng. Nói như GS-TS Đặng Hùng Võ, việc NHNN xem xét cho vay hỗ trợ được các DN phần nào về tài chính sẽ tốt phần đó. Tuy nhiên, DN không nên quá kỳ vọng!

 

                                                                      Theo Báo Laodong

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục